Các yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 40)

Qua một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tác giả tổng hợp được một số yếu tố bên trong và bên ngoài, như sau:

2.3.1 Các yếu tố bên trong

Huy động vốn

Trong các nguồn vốn thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất, không những về mặt tỷ trọng (khoảng 70%) mà còn về mặt chất lượng nguồn vốn như tính ổn định về số dư, ổn định về kỳ hạn bình quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với đi vay. Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với kinh doanh ngân hàng, quyết định khả năng sinh lời và mở rộng hoạt động động kinh doanh. Với lượng vốn dồi dào sẽ giúp ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn, từ đó tăng được dư nợ, giúp ngân hàng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Thanh khoản của ngân hàng

Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác, vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên liên tục và đầy đủ, các lý do có thể nêu ra như sau:

hàng ở trạng thái thặng dư thanh khoản quá mức, nghĩa là đã duy trì một lượng vốn không sinh lời. Nếu ngân hàng ở trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức không có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy theo mức độ mà ngân hàng có thể phải chịu

+ Chuyển hóa tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao.

+ Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn + Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.

+ Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và với các cơ quan quản lý.

Tất cả các biểu hiện dẫn đến làm cho ngân hàng tiến gần tới bờ vực mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản.

Thứ ba, trong trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản. Việc ngân hàng bị phá sản có thể trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống ngân hàng, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản cấp tín dụng cho khách hàng được phân loại từ nhóm 3 trở lên theo thang xếp hạng gồm 5 nhóm của NHNN Việt Nam, nợ xấu ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Quy mô ngân hàng

ngân hàng lớn thường thiên về cho vay bán buôn hơn là bán lẻ. Bán buôn là việc ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn vay những khoản tiền lớn. Như vậy, cho vay bán buôn có đặc điểm là số món ít, nhưng mỗi món lại có giá trị cao. Bán lẻ là việc ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình và công ty nhỏ vay những khoản tiền nhỏ. Như vậy, cho vay bán lẻ có đặc trưng là số món nhiều nhưng giá trị mỗi món lại thấp. Điều này cho thấy khi quy mô ngân hàng càng lớn khả năng tăng trưởng tín dụng càng cao.

 Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của các cổ đông ngân hàng – trên bảng cân đối kế toán chính là chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản –tổng nợ

Các khoản mục vốn chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ và thu nhập giữ lại; Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Các quỹ.

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, GDP có tác động thuận chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Lạm phát

Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách lãi suất thực dương, thì người dân có xu hướng chạy chốn khỏi tiền mặt, thay vào đó nắm giữ tài sản thực, điều này khiến cho tỷ lệ tiết kiệm giảm, làm giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, kết quả ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho

vay, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Lãi suất

Ngân hàng là một trong số những phát minh có ý nghĩa rất quan trọng. Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTMCP đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Để hoạt động hiệu quả, các NHTMCP cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi suất huy động không được quá thấp vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là NHTMCP gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Một mức lãi suất huy động hợp lý sẽ giúp các NHTMCP huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Lãi suất cho vay của NHTMCP phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù đắp được các chi phí cũng như rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm các phương án thay thế khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng. Như vậy, các NHTMCP sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ để bù đắp các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ giúp các NHTMCP thu hút được nhiều khách hàng, đóng góp vào quá trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ vốn HĐ Tỷ lệ lạm phát Tăng trưởng tín dụng Tỷ lệ thanh khoản

Lãi suất Quy mô

ngân hàng Tỷ lệ huy động

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận chương 2

Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát các lý luận về tín dụng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu trước đây. Đồng thời tác giả cũng tổng tổng hợp được một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng làm tiền đề cho việc hình thành mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của đề tài.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp và quy trình nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu bảng. Khi sử dụng dữ liệu bảng, các nhà nghiên cứu thường lo ngại về sự tồn tại của những yếu tố đặc trưng của từng doanh nghiệp và tính đặc trưng về thời gian sẽ ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc và kết quả nghiên cứu sẽ không đáng tin cậy nếu ta không lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp. Theo các nghiên cứu trước, có ba phương pháp ước lượng thường được sử dụng khi thực hiện hồi quy với dữ liệu bảng là:

- Phương pháp hồi quy OLS thông thường (Pooled OLS)

- Phương pháp hồi quy với hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model – FEM) - Phương pháp hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model –

REM) Cụ thể:

Phương pháp hồi quy OLS thông thường:

Thực hiện hồi quy OLS thông thường bằng cách đơn giản hóa vấn đề, bỏ qua bình diện không gian và thời gian, xem tất cả dữ liệu trong bảng là các quan sát độc lập cho các biến. Đối với mô hình OLS thông thường, giả định về sự tự tương quan, phương sai thay đổi, những sự khác biệt về không gian và thời gian của từng biến quan sát đều không tác động đến biến phụ thuộc. Vì thế, trong mô hình OLS thông thường, tung độ gốc của tất cả các đơn vị chéo được giả định là như nhau. Với mô hình này, ảnh hưởng của các biến độc lập và của những biến không quan sát được đều không đổi đối với tất cả các doanh nghiệp qua từng năm.

Mô hình OLS thông thường được biểu diễn như sau: Yi,t = β0 + β1Xi,t + Ui,t

Trong đó:

Yi,t là biến phụ thuộc cần nghiên cứu Xi là các biến độc lập

β0 là hằng số của mô hình β1 là hệ số hồi quy

U là phần dư của mô hình

Khi có nhiều hơn 1 biến độc lập trong mô hình, người ra gọi đó là mô hình hồi quy đa biến.

Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định (FEM):

Yi,t = β0+ β1Xi,t + αi+ Ui,t Trong đó:

Yi,t là biến phụ thuộc cần nghiên cứu β0 là hằng số của mô hình

β1 là hệ số hồi quy

αi thể hiện tác động của đối tượng thứ i đến hàm hồi quy chung U là phần dư của mô hình

Mô hình hồi quy OLS với hiệu ứng cố định chú trọng đến đặc trưng riêng (α_i) về mặt không gian và thời gian của các quan sát và được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Do đó, α_i được đưa vào mô hình đế giải thích cho Yi,t .Các α_i gây ra sự chênh lệch về tung độ góc và sự chênh lệch này có thể tính toán được. Hay nói cách khác, mô hình hồi quy với hiệu ứng cố định xây dựng dựa trên giả định về tung độ góc khác nhau giữa các đơn vị chéo nhưng hệ số góc không đổi.

Trên thực tế, dữ liệu bảng được thu thập với nhiều đối tượng khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Các đơn vị chéo khác nhau sẽ có những đặc tính, đặc

thù khác nhau, vì vậy tung độ góc sẽ khác nhau khi sử dụng ước lượng theo dữ liệu bảng. Do đó, việc sử dụng hồi quy OLS theo phương pháp thông thường bằng cách gộp dữ liệu của các đơn vị chéo và bỏ qua đặc tính khác nhau của các đơn vị chéo có thể sẽ bóp méo hình ảnh thực sự về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc của các đơn vị chéo. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung phân tích kết quả hồi quy trên mô hình hiệu ứng cố định (FEM) mặc dù tác giả có trình bày kết quả hồi quy theo OLS thông thường.

Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng nhẫu nhiên (REM):

Yi,t = β0 + β1Xi,t + αi+ Ui,t Trong đó:

Yi,t là biến phụ thuộc cần nghiên cứu β0 là hằng số của mô hình

β1 là hệ số hồi quy

αi thể hiện tác động của đối tượng thứ i đến hàm hồi quy chung U là phần dư của mô hình

Các αi gây ra sự chênh lệch về tung độ góc và sự chênh lệch này là không thể tính toán tính toán được vì nó biến động ngẫu nhiên giữa các đơn vị.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Ban đầu, tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy OLS trên dữ liệu bảng thông thường với phương pháp bình phương nhỏ nhất là Pooled OLS để ước lượng các phương trình hồi quy và kiểm định một số giả thuyết của mô hình OLS. Sau đó, tác giả cứu ước lượng bằng mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effect (REM). Các vấn đề về đa cộng tuyến và phương sai thay đổi sẽ được kiểm soát trong mô hình.

Nếu phần dư của mô hình có hiện phương sai thay đổi, tác giả sẽ hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trên dữ liệu bảng. Trình tự được tiến hành như sau:

- Thu thập và xử lý số liệu.

- Thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến. - Kiểm định các giả thuyết của OLS.

- Hồi quy theo các mô hình Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. - Lựa chọn mô hình phù hợp và phân tích kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)