Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 63)

5.2.1 Về phía ngân hàng thương mại

Thứ nhất: Kết quả mô hình tìm được rằng tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng tiêu

cực đến tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm tiếp theo để hạn chế những tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì tăng trưởng tín dụng càng giảm, các NHTMCP cần phải tăng cường các giải pháp hạn chế nợ xấu không chỉ giúp NHTMCP nâng cao chất lượng tín dụng mà còn giúp NHTMCP tăng lợi nhuận từ lãi và các khoản phí từ các khoản tín dụng.

Ngoài ra, các NHTMCP cần nâng cao công tác quản trị nợ xấu, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục tín dụng với các giải pháp như tích cực tham gia bán các khoản nợ xấu cho VAMC. Việc bán nợ cho VAMC sẽ giúp cho ngân hàng nhanh chóng làm sạch bảng cân đối kế toán, tự tái cơ cấu qua đó góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Đây là các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp và hệ quả. Trong đó nợ xấu làm cản trở quá trình tăng trưởng tín dụng. Đòi hỏi phải xử lý nợ xấu để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình đó, các NHTMCP cần tập trung các giải pháp để tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tăng thu nhập, bù đắp chi phí và từng bước khắc phục nợ xấu, tạo sự lan tỏa

tích cực từ chính hoạt động tín dụng của mỗi NHTMCP.

Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát cũng như cần có sự tách biệt giữa các bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận cho vay và bộ phận thu hồi nợ, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng nhằm tạo cơ chế kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro khi phát sinh, qua đó tạo ra cơ chế tích cực, kiên quyết trong việc xử lý và thu hồi các khoản tín rủi ro đến mức tối đa. Đặt biệt, cần phải phát huy vai trò to lớn của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc tăng cường hiệu quả thu hồi nợ xấu, cũng như vai trò và trách nhiệm của bộ phận thu hồi nợ phải được quy định rõ ràng.

Bên cạnh việc hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai thì việc xử lý nợ xấu hiện tại là vấn đề trọng tâm của các NHTMCP. Do đó, nhằm nâng cao công tác quản xử lý nợ xấu, việc tái cấu trúc lại danh mục tín dụng hiện tại, tham gia cơ cấu và bán các khoản nợ xấu cho VAMC. Việc đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp và định hướng lại dòng vốn, thống nhất đầu mối để quản lý, điều hành hiệu quả hơn thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất cũng cần được xem xét.

Thứ hai: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng của

các NHTMCP. Mối quan hệ này cho thấy các ngân hàng cần có lộ trình tăng quy mô thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản nhằm tạo ra hiệu ứng lợi thế theo quy mô. Khi quy mô của ngân hàng ngày càng lớn, điều đó sẽ giúp ngân hàng hoạt động được trên nhiều lĩnh vực hơn, có nhiều sản phẩm và khách hàng sẽ nhiều hơn. Quy mô ngân hàng lớn sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Hiện nay tăng trưởng tín dụng cùng với chất lượng tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu. Trong đó, việc tăng quy mô ngân hàng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực tăng trưởng tín dụng ngân hàng và tính cạnh tranh. Khi quy mô của ngân hàng tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm huy động cũng như cho vay đến khách hàng. Gia tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản sẽ góp

phần nâng cao năng lực tài chính và khả năng phòng chống rủi ro không chỉ riêng mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống. Các ngân hàng cần phải có chiến lược tăng tổng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu trong thời gian sắp tới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh và cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tùy vào thế mạnh và tình hình cụ thể trong thời kỳ, ngân hàng sẽ đưa ra các lựa chọn phương thức tăng vốn khác nhau nhằm đảm bảo nguồn vốn bền vững. Trong đó, việc sáp nhập và hợp nhất ngân hàng đang là giải pháp trọng tâm trong đề án tái cấu trúc hệ thống NHTMCP mà Chính phủ và các ngân hàng đang tiến hành.

Thứ ba: tìm thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ

thanh khoản với tăng trưởng tín dụng. Vì vậy các NHTMCP cần quản lý tốt các tài sản thanh khoản, cần phải định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của các nguồn vốn. Việc xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (Các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn, hệ thống thanh toán) sẽ cung cấp một tấm đệm thanh khoản khi NHTMCP gặp khó khăn về thanh khoản và hình thành nên một phần không thể thiếu trong chính sách quản lý thanh khoản. Sự tập trung vào một số ít nguồn vốn làm tăng rủi ro thanh khoản. Do đó, để kiểm tra tính đa dạng đầy đủ của nguồn, cần phải kiểm tra mức độ phụ thuộc vào những nguồn vốn nhất định. Bộ phận nguồn vốn hoặc bộ phận cụ thể khác trong NHTMCP phải có trách nhiệm theo dõi lựa chọn các nguồn vốn khác nhau và các xu hướng hiện hành trong lựa chọn đó.

Ngoài ra, các NHTMCP nên tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, phát triển và cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng, thu hút và mở rộng thị phần, tạo sự chuyển biến cơ bản từ thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Tăng trưởng bền vững nhằm hạn chế bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời, các NHTMCP nên khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đúng bản chất kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thực. Đầu tư hợp lý trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN để đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm

đảm bảo sự ổn định trong hoạt động mỗi khi thị trường biến động nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra sau này.

Thứ tư: tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ

vốn chủ sở hữu với tăng trưởng tín dụng, do khoảng thời gian nghiên cứu nợ xấu của ngân hàng cao để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định nguồn vốn cần được kiểm soát chặt chẽ hơn đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng tín dụng. Trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng các ngân hàng cần xử lý tốt vấn đề nợ xấu nhằm khơi thông nguồn vốn hoạt động. Ngoài ra các ngân hàng cần xác định các đòn bẩy để giảm lãng phí vốn mà không cần thay đổi mô hình kinh doanh; tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm để đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy, khả năng đạt mức lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông ngân hàng và sự đóng góp của các ngân hàng vào phát triển kinh tế xã hội chung được đảm bảo. Ngân hàng cần cải thiện năng lực trong đánh giá đúng về mức độ an toàn của vốn; phân bổ, quản trị vốn hiệu quả hơn và tiết kiệm vốn; đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị vốn chủ sở hữu.

5.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: tìm thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất

danh nghĩa với tăng trưởng tín dụng. NHNN cần có những biện pháp điều hành lãi suất danh nghĩa linh hoạt, đồng thời chính Phủ cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để tạo môi trường vĩ mô ổn định cho ngân hàng, tránh những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Hơn nữa, tăng trưởng GDP cũng làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tốt hơn thông qua mối quan hệ cùng chiều được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. NHNN nên đưa ra chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa do tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.

duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất. Cụ thể, có thể xem xét điều chính tăng hệ số dự phòng chung, hệ số rủi ro với các khoản cho vay lĩnh vực không ưu tiên.

Thứ ba: NHNN cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động, hoặc chỉ áp dụng trần

lãi suất với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng) để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn.

NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách thanh khoản của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)