VI.2.1. Định nghĩa:
Độ bền là khả năng chịu tác động của một áp lực đặt lên mẫu cho đến khi mẫu bị phá hoại, nghĩa là mẫu bị đứt gãy hay nứt nẻ. Sự đứt gãy của vật xảy ra bởi hai hiện tượng:
+ Đứt mạch phân tử, lúc đầu ở những chỗ yếu nhất, khi tăng lực có thể phá vỡi những liên kết bên trong mạch.
+ Đứt các mối liên kết tương hỗ giữa các mạch, tập hợp mạch.
VI.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền:
- Bản chất thành phần hóa học. - Đặc điểm tập hợp của các mạch. - Trật tự sắp xếp các mạch.
- Hình thái mạch. - Trạng thái pha.
Ngoài ta nếu xét đến độ bền của một sản phẩm polyme còn xét đến một số yếu tố: sự có mặt của các phụ gia, trình độ kỹ thuật quá trình định hình.
Về nguyên tắc có thể rút ra một số kết luận về điều kiện để đảm bảo độ bền cao cho polyme là:
- Kích thước mạch phân tử lớn.
- Nhiều mối liên kết có năng lượng lớn (chủ yếu là liên kết C-C, ít các liên kết dị nguyên tố ).
- Hình thái cấu trúc dạng trans và kiểu sinđiotactic.
- Kích thước tinh thể nhỏ.
- Các mạch được định hướng cao.
- Chọn loại phụ gia và hàm lượng phụ gia hợp lí.
- Tránh hiện tượng tạo vết nứt tiềm ẩn.
Lưu ý rằng: Độ bền của polyme còn phụ thuộc vào trạng thái đặt lực, nếu tác dụng
cùng một lực nhưng vận tốc lớn sẽ ít ảnh hưởng đến độ bền hơn, ở nhiệt độ đo thích hợp sẽ ít gây tác động xấu đến độ bền của polyme.