Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019 và một số yếu tố liên quan​ (Trang 33)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính.

2.4.2. Thiết kế nghiên cứu

2.4.3. Mẫu nghiên cứu

2.4.3.1. Cỡ mẫu

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng

Công thức dưới đây được áp dụng cho nghiên cứu mô tả [3], tính cỡ mẫu như sau: 2 2 2 / 1 . . d q p Z n   Trong đó:

-n: Cỡ mẫu tối thiểu cần có;

-p: Tỷ lệ ước lượng phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chọn p = 0,58 (Theo Nghiên cứu Quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê năm 2010, có tới 58% phụ nữ bị bạo hành dưới ít nhất một hình thức) [12];

-Z1 - α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, Z1 - α/2 = 1,96; (Với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%)

-d: Độ chính xác mong muốn, ấn định d = 0,038;

Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 648. Để đảm bảo độ tin cậy, số cỡ mẫu được tính thêm 5% là 680.

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn sâu: 02 cuộc phỏng vấn sâu/xã

 Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (01 người/xã): 03 người

 Chủ tịch hội phụ nữ xã (01 người/xã): 03 người

Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn sâu của 3 xã: 06 người - Thảo luận nhóm: 01 cuộc thảo luận nhóm/xã

 Trạm trưởng trạm y tế (01 người/xã): 03 người

 Chi hội trưởng chi hội phụ nữ các thôn (03 người/xã): 09 người

 Trưởng thôn (03 người/xã): 09 người

 Một số phụ nữ đã từng bị BLGĐ (03 người/xã): 09 người Tổng số đối tượng tham gia thảo luận nhóm của 3 xã: 33 người

2.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu * Đối với nghiên cứu định lượng

- Chọn huyện nghiên cứu: chọn chủ đích là huyện Định Hóa vì đây là một trong hai huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn xã: huyện Định Hóa chia thành 3 khu vực: trung tâm, gần khu trung tâm và xa khu trung tâm [18]. Chia như vậy vì địa hình của huyện rất phức tạp, không đồng nhất nên vị trí cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện kinh tế và văn hóa. Mỗi khu vực chọn các xã như sau:

+ Khu vực trung tâm: có 6 xã chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã: Thị trấn Chợ Chu, Kim Sơn

+ Khu vực gần trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Bảo Cường, Phúc Chu, Quy Kỳ

+ Khu vực xa trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Trung Hội, Linh Thông, Phú Tiến

(Ta chọn như vậy vì Định Hóa có tổng 24 đơn vị hành chính cấp xã phường trong đó có 1 thị trấn và 23 xã thì đã có 20 xã đặc biệt khó khăn và 1 số xã vùng sâu vùng xa tập trung nhiều ở khu vực xa trung tâm và gần trung tâm).

Như vậy ta chọn được 8 xã với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 5633 phụ nữ như bảng dưới đây.

Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu

STT Tên xã Số phụ nữ STT Tên xã Số phụ nữ

1 Thị trấn chợ Chu 1121 5 Quy Kỳ 781 2 Kim Sơn 437 6 Trung Hội 911 3 Bảo Cường 787 7 Linh Thông 565 4 Phúc Chu 421 8 Phú Tiến 610

- Chọn đối tượng người phụ nữ cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau:

+ Bước 1: Lập danh sách tất cả những những người phụ nữ đạt đủ tiêu chuẩn. Như vậy ta lập được danh sách tất cả có 5633 phụ nữ

+ Bước 2: Tìm khoảng cách mẫu k (k = N/n), nếu k tính được là số thập phân chỉ lấy phần nguyên

Lấy tổng số người phụ nữ trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (n = 680), ta được khoảng cách k = 5633/680 = 8,28. Lấy k = 8

+ Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu:

Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người phụ nữ nằm trong khoảng từ 01 đến khoảng cách k, đó là đối tượng thứ nhất.

Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với khoảng cách chọn k = 8

Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 680 đối tượng.

* Đối với nghiên cứu định tính

- Chọn xã:

+ Khu vực trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 2 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Kim Sơn

+ Khu vực gần trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Quy Kỳ

+ Khu vực xa trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Linh Thông.

- Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận tại các xã đã lựa chọn trên.

2.5. Chỉ số nghiên cứu

2.5.1. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 1: Thực trạng bạo lực gia đình

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ - Nhóm dân tộc - Nhóm tôn giáo - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp  Thực trạng bạo lực gia đình

- Tỉ lệ chung bạo lực gia đình - Tần suất bạo lực gia đình - Tỉ lệ bạo lực thể xác - Tỉ lệ bạo lực tinh thần - Tỉ lệ bạo lực tình dục - Tỉ lệ bạo lực kinh tế

- Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về bạo lực gia đình.

2.5.3. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình

- Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ với BLGĐ;

- Mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sử dụng rượu/bia, sử dụng ma túy/chất gây nghiện của chồng với BLGĐ;

- Mối liên quan giữa thái độ của người phụ nữ về BLGĐ với BLGĐ; - Mối liên quan giữa công tác phổ biến Luật PC-BLGĐ với BLGĐ;

- Các ý kiến về một số yếu tố liên quan tới BLGĐ.

2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu

TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập

1 Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu theo năm dương lịch

Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp

2 Tuổi kết hôn lần đầu

Tuổi của người phụ nữ tại thời điểm lần đầu đăng kí kết hôn

Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp 3 Giới tính Nam hay nữ Biến định

danh

Phỏng vấn trực tiếp 4 Dân tộc Dân tộc được xác định bởi cơ

quan có thẩm quyền

Biến định danh

Phỏng vấn trực tiếp 5 Tôn giáo Thuộc tính tôn giáo do đối

tượng cung cấp Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 6 Trình độ học vấn

Số năm đi học Biến thứ bậc Phỏng vấn trực tiếp 7 Nghề nghiệp Là công việc chính của đối

tượng làm trong thời gian dài nhất, được chia thành nông dân và nghề khác

Biến định danh

Phỏng vấn trực tiếp

8 Thái độ Là quan điểm của người phụ nữ về BLGĐ và vai trò giới Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp 9 Thực trạng BLGĐ Là những hình thức BLGĐ theo luật phòng chống BLGĐ mà phụ nữ đã gặp phải trong cuộc sống gia đình. Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 10 Hành vi Là hành vi của người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội khi bị BLGĐ Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 11 Công tác phổ biến luật PC- BLGĐ

Là các thông tin liên quan đến luật mà người phụ nữ nhận được qua các phương tiện thông tin đại chúng

Biến định danh

Phỏng vấn trực tiếp

2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu *Với số liệu định lượng *Với số liệu định lượng

- Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người phụ nữ theo tiêu chuẩn đã lựa chọn.

- Phỏng vấn viên: trình độ bác sĩ, hiện đang là học viên cao học trong nhà trong nhà trường, được tập huấn đầy đủ trước khi thu thập số liệu.

- Do tính nhạy cảm của vấn đề, để đảm bảo tính riêng tư, bí mật và đảm bảo tính chính xác của thông tin mà đối tượng cung cấp, tạo ra sự tự tin, an tâm cho đối tượng. Đối tượng được mời đến nhà văn hóa xóm để phỏng vấn riêng, không có sự tham gia của người chồng.

*Với số liệu định tính

- Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, chủ tịch hội phụ nữ. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn.

- Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có trọng tâm. Kết quả thảo luận nhóm (TLN) được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm để ghi lại nội dung.

2.8. Cách khống chế sai số

- Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với ngôn ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau đó chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức.

- Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước khi tiến hành thực hiện.

- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu.

- Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm tra và xác nhận.

- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình.

2.9. Công cụ thu thập số liệu

* Đối với nghiên cứu định lượng:

- Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 01) có các phần chính như sau:

+ Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm 14 câu hỏi (a1 - a13);

+ Phần II: Thái độ vai trò giới, bao gồm 8 câu hỏi (b1 - b8);

+ Phần II: Thực trạng BLGĐ ở phụ nữ, bao gồm 13 câu hỏi (c1 – c11); + Phần IV: Phổ biến luật PC-BLGĐ và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp, bao gồm 06 câu hỏi (d1- d6).

* Đối với nghiên cứu định tính

- Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 02) - Biên bản phỏng vấn sâu (Phụ lục 03)

- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 04) - Biên bản thảo luận nhóm (Phụ lục 05)

2.10. Đo lường và đánh giá

- Để đo lường và đánh giá thái độ của phụ nữ về vai trò của giới, mỗi câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồng ý; 2 không đồng ý; 3 chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồng ý). Mỗi câu hỏi được cho điểm như sau:

Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định Rất không đồng ý 1 5

Không rõ ràng 3 3

Đồng ý 4 2

Rất đồng ý 5 1

Tổng số điểm Thái độ được phân chia làm 3 loại (kém, khá, và tốt) theo phân loại của Bloom như sau:

Phần trăm Giải thích < 60% Kém

60-79% Khá

≥ 80% Tốt

- Thực trạng BLGĐ của phụ nữ, đánh giá ở 2 mức độ: 1 đã từng, 0 chưa từng. Tần suất bạo lực được đo lường ở 3 mức độ [1]:

+ 1 hiếm khi (1-2 lần/năm) + 2 thỉnh thoảng (1-2 lần/tháng) + 3 thường xuyên (1-2 lần/tuần)

- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình.

2.11. Phân tích và xử lý số liệu *Với nghiên cứu định lượng *Với nghiên cứu định lượng

- Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng - Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 - Số liệu được xử lý bằng SPSS 25.0 theo các thuật toán thống kê:

 Thống kê mô tả tính tần suất, tỷ lệ phần trăm đã được xem xét để mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứ và thực trạng BLGĐ.

 Test Chi-square được sử dụng để so sánh 2 tỷ lệ, nếu cần sẽ hiệu chỉnh bằng Fhiser’s exact test.

 Phân tích hồi quy logistic (logistic regression analysis) được sử dụng để xác định mối liên quan giữa nhiều biến số với BLGĐ

*Với nghiên cứu định tính

- Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ đề phân tích.

- Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp theo hộp.

2.12. Đạo đức trong nghiên cứu

- Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc.

- Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng.

- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những kiến thức mà đối tượng còn chưa biết.

- Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố sau khi đã có sự thỏa thuận đôi bên.

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680)

Biến số SL % Dân tộc Kinh 208 30,6 Tày 378 55,6 Khác 94 13,8 Tôn giáo Không 680 100,0 Tuổi 18-24 47 6,9 25-34 238 35,0 35-49 395 58,1 Tuổi trung bình 36,2±7,5 Nhận xét:

Qua bảng có thể thấy dân tộc Tày chiếm nhiều nhất (55,6%) tiếp đến là dân tộc Kinh chiếm 30,6% còn lại 13,8% là dân tộc khác; Tuổi trung bình là 36,2 tuổi, nhóm tuổi chủ yếu từ 35-49 tuổi chiếm 58,1%, tiếp đến là nhóm từ 25-34 tuổi chiếm 35,0% và thấp nhất là nhóm từ 18-24 tuổi (6,9%). 100,0% đối tượng nghiên cứu không theo tôn giáo nào.

Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu (n = 680)

Biến số SL % Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 100 14,7 Trung học cơ sở 248 36,5 Trung học phổ thông 203 29,9 TH/cao đẳng/ĐH 129 19,0 Nghề nghiệp Nông dân 439 64,6 Nghề khác 241 35,4

Tuổi kết hôn lần đầu

< 18 6 0,9

18 - 24 514 75,6

25 - 35 154 22,6

35 - 49 6 0,9

Nhận xét:

Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THCS chiếm 36,5%, tiếp đến là THPT, CĐ-ĐH và tiểu học; Chủ yếu đối tượng nghiên cứu làm nông dân (64,6%); phần lớn đối tượng kết hôn khi có độ tuổi từ 18-24 tuổi (75,6%). Một số rất ít là đối tượng kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.

3.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình

Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình (n = 680)

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đã từng bị BLGĐ là 53,5%.

Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình (n = 364)

Nhận xét: Tần suất BLGĐ chủ yếu là bị từ 1-2 lần/năm (78,8%). Tỷ lệ bị bạo lực thường xuyên chỉ chiếm 6% trong số đối tượng bị BLGĐ.

53,5% 46,5% Có BLGĐ Chưa BLGĐ 78.8% 15.1% 6.1% Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu (n = 364)

Nhận xét: Hình thức BLGĐ phổ biến nhất là Bạo lực về tinh thần (90,4%) sau đó là Bạo lực về thể xác (59,3%); Bạo lực về tình dục (34,3%) và Bạo lực về kinh tế chiếm 21,4%.

Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019 và một số yếu tố liên quan​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)