Dữ liệu và nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội1 (HNX). Ngoài ra, tác giả cũng lấy dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc chƣa niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán (giao dịch OTC). Mẫu nghiên cứu đƣợc lấy là 20 ngân hàng thƣơng mại cổ phần đang hoạt động liên tục trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. Theo thống kê, tổng số ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc có các báo cáo tài chính là 20 ngân hàng. Nhƣ vậy, tổng số quan sát trong bài nghiên cứu khi thực hiện là 220 quan sát. Nguồn dữ liệu các báo cáo tài chính đƣợc thu thập từ các trang web http://www.cophieu68.vn/ và http://vietstock.vn/.

Đối với các dữ liệu vĩ mô, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu nhƣ sau: - Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của Việt Nam đƣợc lấy từ giá trị GDP danh nghĩa điều chỉnh theo chỉ số giá CPI (với năm gốc là năm 2010). Dữ liệu về tỷ lệ lạm phát cũng đƣợc lấy từ chỉ số CPI với năm gốc là năm 2010

- Cung tiền M2 bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng, tiền ngân hàng và những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà hầu nhƣ không bị mất mát. Hiện tại ở Việt Nam chủ yếu sử dụng là M2 để nghiên cứu

- Lãi suất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là lãi suất liên ngân hàng qua đêm giữa các ngân hàng thƣơng mại áp dụng cho nhau. Các khoản vay mƣợn này liên ngân hàng qua đêm của các ngân hàng thƣơng mại thƣờng nhằm mục đích bổ sung lƣợng tiền thiếu hụt tạm thời của các ngân hàng thƣơng mại vì một số lý do nhất định. Ngoài ra, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu về kinh

tế học và tài chính ở Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng qua đêm sẽ phản ánh rõ nhất tác động của lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đây cũng chính là mục tiêu của bài nghiên cứu về tác động của lãi suất đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, tác giả sẽ sử dụng lãi suất liên ngân hàng trong nghiên cứu của mình để phản ánh tác động của kênh truyền dẫn lãi suất đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

- Dự trữ ngoại hối đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là toàn bộ lƣợng dự trữ ngoại hối nƣớc ngoài của Việt Nam đang đƣợc cất trữ, lƣu giữ bằng các tài sản tính bằng đồng ngoại tệ và vàng

- Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số chứng khoán Vn-Index để đại diện cho chỉ số của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam do quy mô, thanh khoản, giá trị giao dịch… của thị trƣờng chứng khoán Vn-Index lớn hơn rất nhiều so với biến động của chỉ số HNX-Index. Vì thế, có thể tác động của chỉ số Vn-Index này đến nền kinh tế sẽ rất lớn, gần nhƣ là áp đảo so với chỉ số HNX-Index.

Bảng 3.1. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Tên biến hiệu Cách tính Dấu kỳ vọng Nguồn số liệu GDP thực GDP

Lấy giá trị GDP danh nghĩa điều chỉnh theo chỉ số CPI, lấy năm 2010 là năm gốc +/- Trang web https://data.worldb ank.orgs Lãi suất liên ngân hàng R

Lấy lãi suất liên ngân hàng qua đêm ngày cuối năm.

-

Trang web https://www.sbv.g

Cung tiền (M2) M2 + Trang web http://data.imf.org Lạm phát INF Lấy tốc độ tăng trƣởng CPI với năm gốc là năm

2010 +/- Trang web finance.vietstock.v n/ Dự trữ ngoại hối ER

Lấy giá trị của dự trữ ngoại hối (ngoại trừ

vàng) +/- Trang web http://data.imf.org Chỉ số thị trƣờng chứng khoán VN_Index INDE X

Lấy giá trị đóng cửa đã đƣợc điều chỉnh của chỉ số VN_Index trong ngày cuối cùng của quý

+/- Trang web stockbiz.vn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)