Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Qinhua Pan và Meiling Pan (2014) nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc từ sau khi gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO. Tác giả lập luận rằng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc bị ảnh hƣởng rất lớn từ các yếu tố vĩ mô với 03 khía cạnh lớn, bao gồm: (1) khi Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO); (2) khi Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc thực hiện một số cải cách sâu rộng trong hệ thống ngân hàng và (3) sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Với dữ liệu thực nghiệm của 10 ngân hàng thƣơng mại đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn từ 1998 đến 2012, sử dụng các phƣơng pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống nhƣ FEM (Mô hình các ảnh hƣởng cố định), REM (mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên), các tác giả đã nhận thấy rằng các nhân tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế (đại diện là GDP thực), chính sách tiền tệ (đại diện là cung tiền và lãi suất cho vay dài hạn),

lạm phát có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại; trong khi mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính (đại diện là tổng vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán) có mối quan hệ nghịch biến với lợi nhuận ngân hàng.

Simiyu và Ngile (2015) nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô gồm GDP, tỷ giá hối đoái và lãi suất đến lợi nhuận (đại diện là ROA) của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Kenya trong giai đoạn từ năm 2001 – 2012. Thông qua mô hình các ảnh hƣởng cố định – FEM và mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên – REM, các tác giả đã tìm thấy rằng tốc độ tăng trƣởng GDP và tỷ giá hối đoái có quan hệ đồng biến với lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại; trong khi lãi suất có quan hệ nghịch biến với ROA. Đi sâu vào phân tích, các tác giả nhận thấy tuy biến số GDP có nghĩa thống kê nhƣng mức độ tác động của GDP đến ROA của các ngân hàng thƣơng mại là khá nhỏ so với mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và lãi suất.

L. Alfani và I. Rustandar (2013) thực hiện nghiên cứu về tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lời của 12 ngân hàng tƣ nhân không có các hoạt động hợp nhất và xác nhập ở Indonexia trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng bé nhất (OLS), các tác giả nhận thấy rằng lạm phát trong nƣớc không có tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng trong mẫu khảo sát của mình.

H. Vu và D. Nahm (2013) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động nội tại ngân hàng và các nhân tố nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung phân tích 04 nhóm biến số có ảnh hƣởng đến các ngân hàng thƣơng mại là các đặc điểm đặc thù của ngân hàng, tính chất sở hữu của các ngân hàng, môi trƣờng hoạt động nội tại và các điều kiện vĩ mô của nền kinh tế. Với mẫu dữ liệu của 56 ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Tobit và mô hình hồi quy hai bƣớc với biến

công cụ để khắc phục cho vấn đề nội sinh, các tác giả nhận thấy rằng đối với nhóm biến vĩ mô nền kinh tế, tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) và giá trị vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán (đại diện cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán) có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại; trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.

Kanwal và Nadeen (2013) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Paskistan trong giai đoạn từ 2001 đến 2011. Bằng việc sử dụng các mô hình phân tích dữ liệu bảng truyền thống nhƣ mô hình hồi quy OLS gộp – Pooled OLS, mô hình các ảnh hƣởng cố định – FEM, mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên – REM, các tác giả đã xem xét tác động của ba nhân tố vĩ mô gồm lạm phát, GDP thực và lãi suất thực đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ở Paskistan (đại diện lần lƣợt là các biến số tỷ suất sinh lời trên tài sản – ROA, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE, và hệ số nhân vốn chủ sỡ hữu – EM) theo 03 mô hình riêng rẽ. Các tác giả đã nhận thấy rằng lãi suất thực có mối quan hệ đồng biến với ROA, ROE và EM; lạm phát có quan hệ nghịch biến với ROA, ROE và EM; trong khi GDP thực có mối quan hệ đồng biến với ROA nhƣng nghịch biến với ROE và EM.

Y. Tan và C. Floros (2012) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc. Với mẫu dữ liệu của 101 ngân hàng (bao gồm 05 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc, 12 ngân hàng thƣơng mại cổ phần và 84 ngân hàng thƣơng mại) trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2009, sử dụng mô hình GMM 02 bƣớc, các tác giả nhận thấy rằng sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán và lạm phát đều có tác động dƣơng có nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng. Theo các tác giả, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán sẽ giúp minh bạch hóa thông tin hơn, thu hút nhiều nhà đầu tƣ hơn tham gia vào kênh đầu tƣ này và kéo theo sự gia tăng trong lợi nhuận của các ngân hàng (với vai trò trung gian thanh toán và cung cấp

tín dụng cho nhà đầu tƣ). Bên cạnh đó, đối với lạm phát, các tác giả cho rằng các ngân hàng sẽ điều chỉnh các mức lãi suất tiền gửi và cho vay khi lạm phát gia tăng. Về cơ bản, mức điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ cao hơn tiền gửi nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay sẽ cao hơn tƣơng đối so với chi phí sử dụng vốn tiên gửi. Do vậy, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sẽ gia tăng.

Yıldız, İktisadi, Öğretim (2012) nghiên cứu về mức độ tác động của các nhóm nhân tố đặc điểm của ngân hàng, đặc điểm ngành và các nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng đến lợi nhuận của 26 ngân hàng thƣơng mại ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ 2005 – 2010. Đại diện của lợi nhuận ngân hàng đƣợc sử dụng là suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), các biến vĩ mô đƣợc sử dụng là log của GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với nhóm các nhân tố vĩ mô, chỉ có lạm phát có quan hệ nghịch biến và có nghĩa thống kê với ROA nhƣng không có nghĩa thống kê với ROE.

Husni Ali Khrawish (2011) nghiên cứu về tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô ảnh hƣởng đến hiệu quả của các ngân hàng thƣơng mại Jordan. Tác giả đã sử dụng các biến phụ thuộc là ROA và ROE để đại diện cho tính hiệu quả của ngân hàng; các biến độc lập về quy mô tài sản, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản (TL/TA), tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA), biên lãi suất ròng (NIM) đại diện cho các yếu tố tác động bên trong ngân hàng; các biến độc lập về tỷ giá hối đoái, tăng trƣởng kinh tế và lạm phát đại diện cho các yếu tố tác động từ bên ngoài đến các ngân hàng. Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính Pooled OLS cho dữ liệu của 14 ngân hàng thƣơng mại Jordan trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, tác giả đã nhận thấy rằng: Đối với các nhân tố bên trong, ROA và ROE đều bị tác động cùng chiều của quy mô tài sản, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản (TL/TA), tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA), biên lãi suất ròng (NIM); đối với nhóm các nhân tố bên ngoài, ROA và ROE có mối quan hệ

đồng biến với tỷ giá hối đoái nhƣng có mối quan hệ nghịch biến với tăng trƣởng kinh tế và lạm phát.

Athanasoglou, Brissimis và Delis (2006) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Châu Âu. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 07 quốc gia Đông Nam châu Âu (bao gồm Albania, Bosnia Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Macedonia, Romania và Serbia-Montenegro) trong giai đoạn 1998-2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng trong các cải cách tài chính (thƣờng liên quan tới tăng trƣởng kinh tế) sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát trong các nền kinh tế này cũng sẽ kéo theo sự gia tăng trong lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại

Staikouras và Wood (2004) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của các ngân hàng thƣơng mại châu Âu trong giai đoạn 1998-2002, với các phƣơng pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống nhƣ Pooled OLS, FEM, REM, các tác giả đã nhân thấy rằng mức lãi suất và tăng trƣởng tổng thu nhập quốc dân đều có tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại. Trong khi đó, những biến động trong lãi suất thị trƣờng và tăng trƣởng GDP lại làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại.

Bảng 2.1: Tổng hợp tác động của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng (đại diện là ROA) trong các nghiên cứu trước đây

STT Tác giả Quốc gia

nghiên cứu

Giai đoạn nghiên

cứu

Mô hình

nghiên cứu Biến độc lập Dấu tác động

1 Qinhua Pan,

Meiling Pan (2014) Trung Quốc

1998 - 2012 FEM, REM, OLS Tăng trƣởng kinh tế + Chính sách tiền tệ (lãi

suất, cung tiền) +

Lạm phát + Mức độ phát triển tài chính - 2 Simiyu và Ngile (2015) Kenya 2001 - 2012 FEM, REM, OLS Tăng trƣởng GDP + Tỷ giá hối đoái +

Lãi suất -

3 L. Alfani và I.

Rustandar (2013) Indonexia

2005 -

4 H. Vu và D. Nahm (2013) Việt Nam 2000 - 2006 - Tobit - Mô hình hồi quy hai bƣớc Tăng trƣởng GDP + Mức độ phát triển tài chính + Lạm phát - 5 Kanwal and Nadeen (2013) Paskistan 2001 - 2011 FEM, REM, OLS Lạm phát - GDP thực + Lãi suất thực + 6 Y. Tan và C. Floros (2012) Trung Quốc 2003 - 2009 FEM, REM, OLS, GMM Mức độ phát triển tài chính + Lạm phát + 7 Yıldız, İktisadi, Öğretim (2012) Thổ Nhĩ Kỳ 2005 - 2010 FEM, REM, OLS Log GDP Không tác động Lạm phát -

8 Husni Ali Khrawish

(2011) Jordan

2000 -

2010 Pooled OLS

Tăng trƣởng kinh tế - Tỷ giá hối đoái +

Lạm phát -

Brissimis, and Delis (2006) Đông Nam châu Âu 2002 OLS Lãi suất thực + 10 Staikouras and Wood (2004) EU 1994 - 1998 FEM, REM, OLS Mức lãi suất + Biến động lãi suất - Tăng trƣởng GDP - Tăng trƣởng tổng thu

nhập quốc dân GPI +

Nhƣ vậy, các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các nhân tố vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại đã chỉ ra các kết quả rất đa dạng tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố vĩ mô, mà điển hình là: GDP/tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, dự trữ ngoại hối, tỷ giá và sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán đều có tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích nghiên cứu

Khung phân tích nghiên cứu đƣa ra quy trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cho mục tiêu cứu và các câu hỏi nghiên cứu ở chƣơng 1. Cụ thể, khung phân tích sẽ đƣa ra tổng quan quy trình nhằm xác định các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của 20 ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017.

Quy trình nghiên cứu đƣợc bắt đầu với việc thiết lập các giả thuyết nghiên cứu và thiết lập các mô hình nghiên cứu dựa trên mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu ban đầu kết hợp với việc tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ban đầu. Sau khi thiết lập đƣợc mô hình hồi quy, tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu và xử lý các dữ liệu thô ban đầu, từ đó tác giả sẽ tính toán các biến số để đƣa vào mô hình hồi quy. Tiếp tục thực hiện phân tích, tác giả sẽ lần lƣợt thực hiệc các bƣớc phân tích dữ liệu nghiên cứu, bao gồm thống kê mô tả dữ liệu, phân tích mối quan hệ đơn biến và phân tích mối quan hệ đa biến trong mô hình hồi quy. Trong phân tích đơn biến, tác giả sử dụng ma trận tƣơng quan (tƣơng quan Pearson) để phân tích mối quan hệ giữa từng cặp biến số. Trong phân tích đa biến, tác giả sử dụng 03 phƣơng pháp phân tích định lƣợng cơ bản đối với dữ liệu bảng, bao gồm hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các yếu tố cố định (FEM), mô hình các yếu tố ngẫu nhiên (REM). Từ 03 mô hình hồi quy phân tích này, tác giả sẽ chọn ra mô hình phù hợp nhất đối với trƣờng hợp dữ liệu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy phù hợp nhất. Nếu mô hình hồi quy phù hợp nhất này đáp ứng đƣợc các giả thiết, tác giả sẽ lựa chọn và kết luận cho mô hình này; nếu mô hình hồi quy phù hợp nhất này không đáp ứng đƣợc các giả thiết của mô hình, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy khác trong số 02 phƣơng pháp hồi quy còn lại. Quá trình này sẽ đƣợc lặp lại cho đến khi chọn đƣợc mô hình tốt. Nếu cả 03

mô hình đều không đáp ứng các giả thiết, tác giả sẽ thực hiện lại từ bƣớc xác lập mô hình hồi quy. Cuối cùng, sau khi mô hình đã đáp ứng các giả thiết, tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy, thảo luận các kết quả nghiên cứu và từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị. Quy trình thực hiện nghiên cứu đƣợc tác giả xây dựng qua các bƣớc nhƣ hình 3.1 dƣới đây.

Hình 3.3 Quy trình tiếp cận nghiên cứu

Xác lập mô hình

Thu thập dữ liệu

Xử lý dữ liệu

Kiểm định mô hình thực nghiệm phù hợp nhất

Thảo luận kết quả, đƣa ra kết luận và kiến nghị Thực hiện các phƣơng pháp phân tích số liệu Không phù hợp Phù hợp

3.2. Cơ sở của mô hình hồi quy

Qua việc tham khảo các mô hình nghiên cứu trên thế giới và dựa trên dữ liệu mẫu của các Ngân hàng thƣơng mại, tác giả sử dụng các biến số nghiên cứu sau: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA (đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng thƣơng mại); Tổng sản phẩm quốc nội thực - GDP thực (phản ánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế); Cung tiền – M2 (phản ánh cho chính sách tiền tệ); lãi suất liên ngân hàng qua đêm (đại diện cho chính sách tiền tệ); lạm phát của nền kinh tế và chỉ số chứng khoán VN-Index (đại diện cho sự phát triển của thị trƣờng tài chính). Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Qinhua Pa và Meiling Pan (2014) đối với trƣờng hợp nghiên cứu của Trung Quốc sau khi quốc gia này gia nhập vào Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, qua quá trình lƣợc khảo, tác giả nhận thấy chính sách dự trữ ngoại hối có thể tác động đến ROA của các ngân hàng thƣơng mại nên tác giả sẽ đƣa thêm biến dự trữ ngoại hối vào trong mô hình nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 3.2 nhƣ sau:

Hình 3.4 Mô hình nghiên cứu định lượng

GDP thực Cung tiền

M2

Lãi suất liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)