Nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp cải thiện khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 25 - 85)

Để đảm bảo cho công việc giao dịch kinh doanh hàng ngày, thanh toán và thu tiền từ khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn duy trì sẵn có một lượng tiền mặt hợp lý. Lưu giữ tiền giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu dự phòng trong những trường hợp xuất hiện các biến động không lường trước được và có thể dành được các lợi thế trong việc mua hàng.

Doanh nghiệp cần thiết lập một cấu trúc vốn hợp lý, với tỷ trọng vốn bằng tiền đủ, đảm bảo sự chủ động trong thanh toán chi trả, thanh toán tiền cho lượng vật tư, hàng hóa dự trữ tránh biến động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần giám sát và quản

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 20 lý chặt chẽ các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích không liên quan tới kinh doanh, chẳng hạn như hối phiếu chủ sở hữu. Việc đưa ra ngoài quá nhiều tiền có thể khiến lưu lượng tiền mặt của doanh nghiệp bị tổn hại đáng kể.

Quản lý vốn bằng tiền hiệu quả sẽ duy trì tốt các chỉ số thanh toán, giúp doanh nghiệp giữ uy tín với khách hàng và ngân hàng, hưởng các ưu đãi, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời.

1.3.4. Quản lý chặt chẽ vốn hàng tồn kho

Dự trữ hàng tồn kho sẽ tạo ra các khoản chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều lợi ích. Trong trường hợp có biến động giá trên thị trường nguyên vật liệu, hoặc khan hiếm thành phẩm thì việc dự trữ hàng tồn kho là cần thiết. Do đó, việc kiểm soát hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết và chủ yếu đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tính toán các chi phí cơ hội, chi phí đặt hàng để thiết lập lượng vốn hàng tồn kho phù hợp đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tồn đọng, dư thừa từ đó tạo ra doanh thu lợi nhuận, vòng quay vốn tồn kho hiệu quả, đảm bảo ổn định khả năng thanh toán.

1.3.5. Chủ động các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Rủi ro có những tác động không nhỏ và có thể gây ra những thiệt hại khó lường. Chính vì vậy, để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là đảm bảo cho khả năng thanh toán tốt, doanh nghiệp cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Để phòng ngừa và kiểm soát và hạn chế hậu quả có thể xảy ra do rủi ro, doanh nghiệp cần tiến hành trích lập các quỹ dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nhận diện mức độ rủi ro của các dự án, các công tác sản xuất

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 21 kinh doanh, mua bảo hiểm cho các đối tượng nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra.

Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn có những biến động tài chính phức tạp như hiện nay sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định tài chính, đầu tư.

Thực thi hợp lý các cách thức để cải thiện năng lực thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho “sức khỏe” của doanh nghiệp được bảo đảm, tạo cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn mạnh và hiệu quả. Một chính sách tài chính đúng đắn sẽ giúp đảm bảo cho doanh nghiệp có được cơ số tiền mặt ổn định cho những hoạt động hiện tại và phát triển mở rộng sau này.

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 22

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4

2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty

- Tên giao dịch của công ty:

+ Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

+ Tên tiếng Anh: Investment and Construction join stock Company No.4

+ Tên viết tắt: ICON4

+ Mã chứng khoán: ICON4

- Trụ sở chính: 243A Đê La Thành – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội

- Điện thoại: 04.3.7669864 – 04.3.7668976 - Fax: 04.3.7668863 - Email: icon4@icon4.com.vn - Website: icon4.com.vn - Vốn điều lệ: 160 tỷ đồng - Tổng cổ phần phát hành: 16.000.000 cổ phần

- Người đại diện: Ông Đinh Công Thụy – Tổng giám đốc Công ty

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 tiền thân là Công ty Xây dựng số 4

thành lập ngày 18/10/1959 từ hai đơn vị công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Hà Bắc và Công ty Kiến trúc khu Bắc Hà Nội thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Bộ Xây dựng.

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 23

+ Quyết định thành lập số: 2370 /QĐ-BXD ngày 26/12/2005 chuyển Doanh

nghiệp Nhà nước: Công ty Xây dựng số 4 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010772 ngày 09 tháng 02 năm

2006; đăng ký thay đổi lần 1 ngày 06 tháng 06 năm 2007.

Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã lớn mạnh dần từ một văn phòng đại diện tại Hà Nội đến nay Công ty đã có 02 chi nhánh, 04 công con, 11 xí nghiệp và các đội xây dựng. Công ty đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây lắp; Sản suất công nghiệp; Vật liệu xây dựng; Đầu tư dự án và kinh doanh nhà ở; hoạt động cả ở trong và ngoài nước, ICON4 đã và đang phát triển thành một trong những Công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam.

Quyết định thành lập số 2370/QĐ-BXD ngày 26/12/2005 chuyển Công ty Xây dựng số 4 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội sang Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – ICON4.

- Chức năng, ngành nghề đăng ký kinh doanh và sản phẩm chủ yếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 hoạt động trên các lĩnh vực:

+ Nhận thầu, tổng thầu xây dựng và các công trình dân dụng, công nghiệp, giao

thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện; trang trí nội ngoại thất;

+ Tư vấn, tổng thầu đầu tư dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập và thẩm định dự

án đầu tư; tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lí dự án; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hóa; khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, đo đạc công trình thí nghiệm; Thiết kế lập tổng dự toán và kiểm tra thiết kế tổng dự toán; thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp; kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác;

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 24

+ Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nghệ

cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác dịch vụ các khu đô thị mới;

+ Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê

tông đúc sẵn; vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hoá;

+ Đầu tư, kinh doanh du lịch, thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, đồ thủ

công mỹ nghệ, rượu, bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dùng;Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải;

+ Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hoà không khí, điện lạnh, thiết bị

phòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy thi công xây dựng;

+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty

2.1.2.1.Đặc điểm nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý, kế toán

Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Các phòng ban chức năng, Các đơn vị trực thuộc công ty và chi nhánh.

Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lí:

 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất ở công ty bao gồm các

hội đồng cổ đông có quyền biểu quyết, nhiệm vụ chủ yếu là thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định cổ tức cổ phần. Cụ thể các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông:

+ Quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán, mức cổ tức hàng năm

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên ban

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty

+ Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ

+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận,

chia cổ tức và trích lập các quỹ, sử dụng các quỹ

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều

lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán theo quy định của điều lệ công ty

+ Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả sản

xuất kinh doanh, báo cáo của các kiểm toán viên.

 Hội đồng quản trị : do hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng

quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty giữa 2 nhiệm kỳ đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh

doanh hàng năm của công ty

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán

+ Quyết định phương án đầu tư

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ công ty, biên chế và sử dụng bộ máy

quản lý. Quyết định cơ chế tuyển dụng, cho thôi việc của công ty phù hợp với quy định của pháp luật

+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông

 Tổng giám đốc : là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của

công ty, tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty đồng thời là người đại diện cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 26

 Ban kiểm soát : là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các mặt hoạt động quản

lý điều hành và chấp nhận pháp luật. Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính

+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể

liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết

+ Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị kết quả hoạt động, tham khảo ý

kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cao, kết luận và các ý kiến lên đại hội đồng cổ đông

 Các phòng ban : là cơ quan tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Giám đốc

công ty. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ban giám đốc. Công ty có các phòng ban: Phòng Kinh tế thị trường, Phòng Tài chính kế toán, Phòng tổ chức lao động, Văn phòng Công ty, Phòng Kỹ thuật thi công, Phòng Đầu tư, Phòng Cơ điện quản lí thiết bị, Các Ban quản lí dự án và Ban Bảo hộ lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các công ty con:

+ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.2

+ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.5

+ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4. Thăng Long

 Các đơn vị trực thuộc khác bao gồm:

+ Các chi nhánh tại: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hưng Yên

+ Các xí nghiệp: xí nghiệp số 1, xí nghiệp số 3, xí nghiệp số 5, xí nghiệp số 7, xí

nghiệp số 8, xí nghiệp số 9, xí nghiệp xây dựng nền móng, xí nghiệp cơ giới và sửa chữa, xí nghiệp công nghệ và hạ tầng, xí nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng

+ Các đội công trình: đội xây dựng số 1, đội xây dựng số 2, đội xây dựng số 4,

đội xây dựng số 6 và đội xây dựng số 7,8,9,10

Giữa các đơn vị, các phòng ban của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo sơ đồ 01:

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 27

Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của công ty

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán:

Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh ở đơn vị mình, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Theo hình thức này, công ty chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính, thống kê theo cơ chế tổ chức phòng kế toán ở nước ta hiện nay.

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 28 Giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý tài chính – kế toán có mối quan hệ chặt chẽ theo sơ đồ 2:

Sơ đồ 02: Bộ máy kế toán của công ty

Còn tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thì chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phòng kế toán để phòng kế toán kiểm tra ghi sổ kế toán. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng cũng như của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán công nợ Kế toán tài sản cố định và trích khấu hao Kế toán xác định kết quả kinh doanh và thuế

Sinh viên: Phan Duy Đức – CQ47/11.10 Khoa Tài chính Doanh nghiệp 29

2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Bộ xây dựng là một trong những đơn vị thi công xây lắp chủ lực của Bộ xây dựng,

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp cải thiện khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 25 - 85)