Hoạt động chất vấn của nước ta hiện nay:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập hiến pháp việt nam (Trang 34 - 38)

1. Tạo không khí tranh luận trong phiên chất vấn

Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra thông điệp: “Quốc hội khoá XIV sẽ đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân” và “chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phát biểu nhậm chức ngày 26/7/2016 đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là: “Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính” .

Tại kỳ họp thứ hai, phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XIV đã ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của cử tri và nhân dân cả nước bởi có nhiều điểm mới nổi bật. Tổng cộng đã có hơn 200 lượt Đại biểu quốc hội đặt câu hỏi chất vấn, trong đó hơn 20 lượt đại biểu đặt câu hỏi đối với Thủ tướng Chính phủ, hơn 35 lượt đại biểu đặt câu hỏi tranh luận.

Đại biểu quốc hội được quyền giơ biển tranh luận là nét đổi mới rất đáng chú ý nhằm tăng tính truy vấn, phản biện, thực hiện chất vấn đến cùng các vấn đề Quốc hội quan tâm. Chính hình thức mới này đã mang lại không khí sôi động, kịch tính, hấp dẫn hơn cho các phiên chất vấn của Quốc hội.

Việc Đại biểu quốc hội tranh luận với Bộ trưởng đã tạo nên sinh khí mới, là bước đột phá trong hoạt động chất vấn nói riêng, cũng như hoạt động của Quốc hội nói chung. Đây là một bước quan trọng để chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội thảo luận, tranh luận.

2. Các câu hỏi chất vấn không cho biết trước

Trong những kỳ họp gần đây, chất vấn tiếp tục được đổi mới theo hướng, người được chất vấn sẽ không biết trước câu hỏi, không được chuẩn bị trước, các thành viên Chính phủ nhận được chất vấn sẽ phải trả lời tại chỗ.

Đây là sự khác biệt trong cách thức tiến hành chất vấn, đòi hỏi người bị chất vấn phải thực hiện tốt hơn chức trách quản lý của mình để có thể bao quát, nắm chắc tình hình lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý. Đồng thời, cách làm này cũng thể hiện hoạt động chất vấn của Quốc hội Việt Nam ngày càng tiệm cận hơn với các phương pháp hoạt động nghị trường của nhiều nghị viện trên thế giới. Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Quốc hội nhiều nước, nhất là Quốc hội của các nước theo mô hình của Anh thường không cho biết trước các câu hỏi chất vấn.

Đối với từng vấn đề chất vấn, không chỉ người được chọn trả lời chất vấn mà các bộ trưởng khác cũng cùng tham gia trả lời về những vấn đề đòi hỏi trách nhiệm liên đới. Việc chất vấn và trả lời chất vấn trên tinh thần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tăng cường đối thoại, tranh luận, bám sát và đi đến cùng nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc một cách thiết thực và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của cử tri và nhân dân.

Ví dụ, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, các Đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về các nhóm vấn đề giáo dục và đào tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham gia phát biểu bổ sung về các nội dung có liên quan.

Cách thức tiến hành chất vấn được kế thừa và đổi mới theo hướng lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm.Qua hoạt động chất vấn, những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn, những câu hỏi chất vấn, tranh luận của nhiều Đại biểu quốc hội (trong đó có nhiều đại biểu mới, đại biểu trẻ tuổi) là xác đáng, phù hợp thực tế, được cử tri, dư luận xã hội rất quan tâm. Việc quyết định các nhóm vấn đề chất vấn cũng là cơ sở để việc chọn người trả lời chất vấn trúng và đúng hơn, khiến các Bộ trưởng cảm thấy công bằng, đồng thời cũng phù hợp ý nguyện của nhân dân.

 Vai trò của chất vấn là rất quan trọng bởi:

1. phản ánh tính nền nếp, kỷ cương và kỷ luật trong sinh hoạt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

2. trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội.

3. phản ánh tính khách quan, những bất cập, khúc mắc trong việc tuân thủ hiến pháp, luật, nghị quyết QH của người đứng đầu.

4. các đại biểu sẽ đại diện cho tiếng nói của nhân dân để bày tỏ những suy nghĩ khúc mắc cần được giải đáp, khắc phục để cải thiện tình trạng hiện tại của địa phương hay của quốc gia.

5. loại bỏ được những yếu tố bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

 nên cần phải hoàn thiện và nâng tầm, phát triển quyền chất vấn của nước ta hiện nay.

20. Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1946, CTN là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đây là một quyền hạn rất lớn cho CTN, giúp huy động nguồn lực để ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra. CTN còn là tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lực lượng quân đội.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1946, nhiệm kỳ của CTN không phụ thuộc vào nhiệm kỳ của Nghị viện (nhiệm kỳ của CTN là 5 năm, nhiệm kỳ của Nghị viện là 3 năm). Đây là sự biểu hiện của tính độc lập tương đối của chế định CTN với chế định Nghị viện. Việc quy định CTN với vị trí độc lập tương đối so với Nghị viện là thiết chế bảo vệ thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã giành được và chống lại các lực lượng đối lập trong và ngoài nước một cách hiệu quả nhất lúc bấy giờ. Cũng theo quy định, CTN không phải chịu trách nhiệm gì trước Nghị viện ngoài tội phản quốc. Điều đó cho thấy, CTN có thể thực hiện mọi quyền hạn của mình mà không gặp bất cứ sự truy cứu, phản đối nào. Quy định này nhằm tăng cường sự chủ động, quyết đoán, không phụ thuộc vào Nghị viện trong hoạt động của CTN. Điều đáng chú ý là CTN còn có quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội; quyền phủ quyết tương đối, thảo luận và biểu quyết lại về sự bất tín nhiệm với Nội các. Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 đã thiết kế một chế định CTN khá độc đáo, mang hình ảnh của một vị tổng thống của nước tư sản để phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ theo hướng: tập trung sức mạnh, quyền lực nhà nước

vào tay một cá nhân nhằm đảm bảo sự thống nhất cao, quyết đoán nhanh, ứng biến với mọi tình huống có thể xảy ra.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định của Hiến pháp năm 1946, CTN có vị trí tương tự như tổng thống ở chế độ cộng hoà tổng thống hay cộng hoà lưỡng tính của các nước phương tây theo chế độ tư sản. CTN Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không những là người đứng đầu Nhà nước, mà còn là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp như: có quyền chủ tọa Hội đồng Chính phủ, nhưng lại khác với chính thể cộng hoà tổng thống khi CTN không do cử tri trực tiếp bầu ra hay gián tiếp bầu ra, mà do Nghị viện bầu và phải là thành viên của Nghị viện.

21. Anh (Chị) hãy nêu và phân tích những tư tưởng về tổ chức chính quyền địa phương trong Hiến pháp 1946 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. ( ko học ko làm )

22. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 với Hiến pháp năm 2013 và giải thích.

Chế định chủ tịch nước - 1946 Chế định chủ tịch nước - 2013

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập hiến pháp việt nam (Trang 34 - 38)