NHANH
3.4.1 KFC
3.4.1.1 Chiến lược sản phẩm
Nếu nói tới chiến lược giúp thương hiệu có được chỗ đứng vững chắc như ngày hôm nay phải kể đến đầu tiên là sản phẩm vô cùng độc đáo của hãng. Là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ nổi tiếng trên thế giới với công thức chế biến gà rán Original Recipe của Sanders là sự phói hợp của 11 loại gia vị . Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà rán., nổi tiếng về gà rán nhưng ở KFC không chỉ có gà mà còn nhiều sự lựa chọn khác như Chicken Fillet Burgers và bì, salad, khoai tây chiên, món tráng miệng và đồ uống. Hiện nay thực đơn của KFC lên đến hơn 300 món1. KFC không ngừng tạo sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm của mình ở mỗi thị trường mà hãng đặt chân đến. Ở các nước Hồi giáo và Trung Đông, gà được KFC phục vụ là gà halal. Tại Ấn Độ, để phục vụ khách hàng ăn chay, KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay. KFC Chicken Zinger burger là sản phẩm bán chạy nhất của KFC. Ở các bang của Mỹ, bánh kẹp KFC là sản phẩm bán chạy nhất của hãng. Ta có thể thấy KFC luôn biến đổi sản phẩm của mình nhằm đánh vào rất nhiều thị trường khách hàng mục tiêu khác nhau.
Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùngViệt Nam.. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo..
(Fanpage KFC)
Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng... Bên cạnh đó, một số món mới đã được tung ra thị trường Việt Nam: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi là lipton ice tea, nước Evian...,
Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam.
KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của khách hàng. 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường. Với những nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC trên thị trường đã tao cho người tiêu dùng sự an tâm khi dùng sản phẩm gà rán.Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu ga sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế.
3.4.1.2 Chiến lược giá
Từ năm 1998 khi KFC bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, KFC chịu lỗ trong suốt 7 năm cho tới năm 2006 khi người dân Việt Nam bắt đầu chuộng thức ăn nhanh vì sự tiện lợi của nó, lúc đó hệ thống chuỗi cửa hàng KFC thực sự bùng nổ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo ra một thực đơn phong phú, nhiều lựa chọn cho khách hàng, chiến lược Marketing Mix của KFC còn cung cấp mức giá khác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Trong những ngày đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân vẫn còn xa lạ với đồ ăn nhanh cùng hương vị rất “Tây”, KFC vận dụng chiến lược giá xâm nhập thị trường, sử dụng mức giá thấp để khách hàng quen với thương hiệu hơn, lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng về cho mình. Rõ ràng chiến dịch này hiệu quả và thể hiện được sự kiên trì của KFC khi đến năm 2006 sau gần 10 năm chịu lỗ hàng đã bắt đầu có lãi và lượng khách hàng tăng vọt.Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà
người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Thời gian tiếp theo đó, khi mà đối thủ của KFC ngày một nhiều hơn tại Việt Nam, và hãng đã có đủ lượng khách hàng trung thành. KFC chuyển sang chiến lược định giá theo cạnh tranh với mức giá cao hơn đối thủ của mình nhưng không đáng kể. Đây được coi là động thái tạo hình ảnh dẫn đầu cùng như đánh vào tâm lý của khách hàng “giá cao hơn đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn”. Định giá tùy chọn: Định giá tùy chọn về cơ bản được các công ty sử dụng để cố gắng tăng số tiền khách hàng chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Tùy chọn ‘bổ sung’ làm tăng giá tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong trường hợp của KFC, khách hàng có thể mua các món chính có trong thực đơn của họ và sau đó có thể chọn “món bổ sung” hoặc “món phụ” như đồ uống hoặc món tráng miệng phù hợp với món chính mà họ đã mua. Kết quả cuối cùng là khách hàng sẽ trả tiền cho mặt hàng chính mà họ muốn mua và cả các mặt hàng bổ sung.
(Fanpage KFC)
Ngoài ra, KFC còn điều chỉnh mức giá của mình với từng loại đối tượng khách hàng như những chương trình ưu đãi và giá đặc biệt cho thành viên thẻ VIP. KFC gộp các sản phẩm khác nhau lại với nhau thành combo và cung cấp cho khách hàng với mức giá thấp hơn một chút so với khi mua riêng lẻ. cung cấp cho khách hàng tùy chọn để thay đổi combo theo lựa chọn của riêng họ, bằng cách này khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn. Combo với giá hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí khi gọi món riêng lẻ đã cho thấy hiệu quả về chiến lược giá của mình. Việc KFC định hình về giá của mình trong từng
giai đoạn là một bước đi đầy khôn ngoan trong bối cảnh đang “chơi” trên sân của thị trường cực kỳ quan tâm đến giá cả.
3.4.1.3 Chiến lược phân phối
Ngày 27/12/1997, KFC đã đến với Thành phố Hồ Chí Minh và đến thời điểm hiện tại hãng đã xây dựng hệ thống cửa hàng rộng khắp các vùng miền. Năm 2005, KFC có 17 cửa hàng, đến năm 2008 con số nâng lên 44 cửa hàng, và 1 năm sau con số này là 70 cửa hàng. Hiện nay, KFC có hơn 140 cửa hàng phủ sóng 3 miền Bắc – Trung – Nam và ở các thành phố lớn. Điều này cho thấy chiến lược mở rộng các kênh phân phối dàn trải tại nhiều địa phương nhằm tiếp cận tối đa khách hàng. Các cửa hàng tập trung ở trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vì đây được coi là tập trung nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. KFC đã mở rộng mạng lưới của mình đấn khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn nơi thuận tiện đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp.
Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thời gian phí này có xu hướng giảm xuống đã tạo cho KFC được mở rộng. Ban đầu KFC thường chọn các siêu thị hay trung tâm mua sắm vì những địa điểm này thường đặt ở những khi đông dân cư và thuận tiện cho người dân mua sắm cũng như thưởng thức món gà rán của KFC. Với độ phủ sóng lớn như thế này Chiến lược phân phối nằm trong chiến lược Marketing Mix của KFC nhằm tạo ra nhiều thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm kiếm một cửa hàng KFC gần nhất cho riêng mình. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian đi lại hơn mà khách hàng không phải đi quá xa nơi mình ở để có được bữa ăn tại KFC. Những kênh phân phối hợp lý và địa điểm không gian được KFC nghiên cứu nghiêm túc kỹ càng đã tạo ra hiệu ứng tốt không chỉ ở các thành phố lớn mà ở những địa phương nhỏ. Có thể nói ngày nay với nhịp sống đô thị hoá cao, con người ngày càng trở nên hối hả, bận rộn hơn với cuộc sông thì fastfood như là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Đồng thời đánh vào tâm lý chuộng phong cách tây, chuyên nghiệp của thanh niên.
3.4.1.4 Chiến lược quảng bá
Điểm mạnh trong chiến lược Marketing Mix của KFC đó chính là truyền thông bán hàng và quảng cáo. Hãng đã sử dụng những kênh khác nhau trong Promotion như khuyến mãi, quảng cáo và các hoạt động PR. Thông qua những hoạt động quảng cáo và PR tại Việt Nam hãng muốn truyền tải những thông tin về KFC tới khách hàng và quảng bá những sản phẩm nổi trội của hãng.
Có thể thấy KFC tung ra những TVC quảng cáo thương hiệu của mình hướng tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu nước ngoài nhưng lại “rất Việt Nam”! KFC muốn làm rõ thông điệp trong câu Slogan của mình “vị ngon trên từng ngón tay”, “So Good” với hình ảnh thơm ngon khó cưỡng lại được của món gà rán KFC. Hay gần đây nhất, hãng đã thực hiện chiến lược truyền thông KFC hiệu quả khi dùng âm thanh để kích thích vị giác. Khi mà mục tiêu trong chiến lược Marketing Mix của KFC là những người trẻ và họ có tâm lý kích thích bởi thính giác, nên vì vậy hãng tập trung vào mặt âm thanh để có thể hấp dẫn họ đến trải nghiệm ăn uống tại KFC. Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là : fastfood.
Quảng cáo: xuất hiện trên báo chí, TV. Có cả quảng cáo ngoài trời bằng các pano, áp phích, bảng hiệu và phát tờ rơi. Không dừng lại ở đó, trong thời đại Social Media phát triển mạnh mẽ, hãng cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi sử dụng Facebook, Instagram, Twitter… hay những banner quảng cáo để quảng bá độ phủ của mình với công chúng.
Khuyến mãi: nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường.
(Fanpage KFC)
Những chiến dịch của KFC thu lại được lượng phản hồi tích cực và tương tác rất lớn. Thêm vào đó khách hàng có thể phản ánh nhận xét của họ trên trang Fanpage của KFC cho nên từ đó KFC thông qua chiến lược truyền thông mạnh mẽ trên cả TVC và mạng xã hội truyền thông đã cho thấy lượng nhận biết của hãng tại thị trường Việt Nam
3.4.2 LOTTERIA
3.4.2.1 Chiến lược sản phẩm
(Fanpage Lotteria VN)
Nếu KFC định vị trong tâm trí khách hàng với món gà rán đặc trưng, thì Lotteria chọn cho mình món Hambuger để làm đặc sản thu hút khách hàng. Mặc dù cùng là thức ăn nhanh, nhưng đây là hai sản phẩm thay thế nhau, nên nó cũng phần nào làm giảm mức độ khốc liệt cuộc chiến hơn là sản phẩm giống hoàn toàn.
Tại Việt Nam, Lotteria tập trung phát triển bánh mì Hamburger làm sản phẩm chủ lực, chiến lược này đã mang về cho Lotteria hơn 70% thị phần sản phẩm Hamburger. Menu của Lotte- ria đa dạng, trình bày hấp dẫn, thích nghi đáp ứng nhu cầu khẩu vị người Việt Nam với các món cơm. Kèm theo đó là các món giái khát, ăn chơi phù hợp với các bạn trẻ thích khám phá các mùi vị mới
Đánh vào tâm lý sợ chất béo của người việt Nam,đưa thêm các món rau tươi, dưa muối rất được ưa chuộng.
Những sản phẩm hiện có của Lotteria được đánh giá là chất lượng, đảm bảo, hợp khẩu vị, vì thế Lotteria cần phát huy ưu điểm này. Đặc biệt sản phẩm người ta biết đến nhiều và được ưa chuộng là hamburger lotteria có thể coi là sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu cho Lotteria, nhắc tới Lotteria người ta sẽ ngay tới Humberger, khi có nhu cầu ăn Humberger khách hàng nghĩ ngay tới Lotteria.
Liên tục nghiên cứu các công thức cho sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt hoặc cũng có thể là cải tiến sản phẩm đã có rồi VD: Humberger nhân chay, thức uống dầu chất xơ Khác biệt về hương vị nhưng cũng có thể sáng tạo về hình dáng, hoặc cách thưởng thức.Nhằm kích thích tính tò mò thích khám phá của các bạn trẻ. Lưu ý không lạm dụng gấp gáp cho ra những sản phẩm mới mà chưa qua khảo sát dùng thử. Mặt khác luôn đảm bảo chất lượng những sản phẩm cũ đặt biệt là các sản phẩm chủ lực.
Trên hết là cam kết sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm.Gứi đến khách hàng những thông điệp về sức khỏe.
Những sản phẩm hiện có của Lotteria được đánh giá là chất lượng, đảm bảo, hợp khẩu vị, vì thế Lotteria cần phát huy ưu điểm này. , vừa ngon miệng mà giá cả phải chăng có thể coi là sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu cho Lotteria.Liên tục nghiên cứu các công thức cho sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt hoặc cũng có thể là cải tiến sản phẩm đã có rồi VD: Hum - berger nhân chay. Khác biệt về hương vị nhưng cũng có thể sáng tạo về hình dáng, hoặc cách thưởng thức.Nhằm kích thích tính tò mò thích khám phá của các bạn trẻ.. Mặt khác luôn đảm bảo chất lượng những sản phẩm cũ đặt biệt là các sản phẩm chủ lực.
Các combo (gói sản phẩm như đồ ăn và nước uống chung nhau) sản phẩm của chuỗi thức ăn nhanh đến từ đất nước kim chi này cũng khá đa dạng để đáp ứng nhu cầu khác nhau trên thị trường. Chỉ riêng sản phẩm Drink đã có đến 9 loại sản phẩm với sự khác biệt về mùi vị và mẫu mã. Nếu KFC trung thành với các sản phẩm làm từ thịt gà thì Lotteria lại chế biến món ăn từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt bò, thịt lợn, mực, tôm,… Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên cập nhật trong menu những món ăn nhanh đang “hot” trong cộng đồng, như phô mai que, mực rán,..
Thông qua việc làm này, Lotteria cố gắng thu hút khách hàng các phân khúc khác nhau, từ cao cấp cho tới bình dân. Điều này cho phép Lotteria cạnh tranh trực tiếp với KFC nhưng không làm suy giảm thương hiệu của mình trên thị trường trong bối cảnh thị trường Việt Nam luôn luôn nhạy cảm về giá.
3.4.2.2 Chiến lược giá
(Fanpage Lotteria)
Việc định giá một sản phẩm là hết sức quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp.Đối với dịch vụ ăn uống giá phải trả là tổng của giá sản phẩm hữu hình và giá của những dịch vụ vô hình kèm theo.