Hoạt động học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH. ThS PHẠM VĂN TUÂN (Trang 26 - 27)

8. Bố cục của đề tài

1.2.1.Hoạt động học

Tác giả Lê Văn Hồng đưa ra khái niệm về hoạt động học tập như sau: “Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới những phương thức hành vi và hoạt động nhất định” [12]. Hoạt động học tập là loại hoạt động được thực hiện theo phương thức nhà trường, do người học thực hiện dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng làm phát triển trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ do cuộc sống đề ra. Như vậy, học tập là hoạt động của con người nhằm làm biến đổi chính bản thân mình, nâng trình độ phát triển nhận thức nĩi riêng và tâm lý nĩi chung lên một mức cao hơn. Bởi thế hoạt động này luơn được thúc đẩy và định hướng bởi mục đích tự giác là giúp con người chiếm lĩnh các kinh nghiệm lịch sử xã hội của lồi người chứa đựng trong các sự vật hiện tượng khách quan để biến thành cái riêng của mình.

Theo A.N.Lêơnchiev, cuộc đời mỗi con người là dịng các hoạt động kế tiếp nhau. Nhờ cĩ hoạt động con người mới tồn tại và phát triển được. Học tập là một trong những hoạt động cơ bản, giúp con người tiếp thu nền văn hĩa xã hội, những kinh nghiệm xã hội-lịch sử để biến thành vốn riêng của mình. Để lĩnh hội kinh

19

nghiệm xã hội, người ta cĩ hai cách học khác nhau: học ngẫu nhiên và học cĩ mục đích [Dẫn theo Lê Văn Hồng, 12].

Theo Đ.B.Encơnhin thì học tập là việc lĩnh hội tri thức, là việc xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập [33, tr.88]. I.B.Intenxơn lại cho rằng: học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người , cĩ mục đích là nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi. Nĩ bao gồm ý nghĩa nhận thức và thực tiễn [22].

Các tác giả khác như A.N.Lêơnchiev, P.Ia.Ganpêrin và N.Phtalưdina lại coi học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngồi và bên trong của hoạt động đĩ.

A.V.Petrovxki chỉ ra rằng hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy và kết hợp các hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy [Dẫn theo Nguyễn Thạc, 25].

Như vậy, mặc dù chưa cĩ sự thống nhất với nhau về mặt khái niệm song các tác giả đều xem xét hoạt động học tập hoặc cĩ liên quan đến nhận thức hoặc cĩ liên quan đến tư duy. Mỗi tác giả đều nhấn mạnh mỗi khía cạnh nào đĩ của hoạt động học nhưng họ đều cĩ điểm chung là xem xét hoạt động học là hoạt động cĩ mục đích tự giác, cĩ ý thức về động cơ và diễn ra trong quá trình nhận thức mà đặc biệt là quá trình tư duy.

Từ việc phân tích các khái niệm trên, chúng tơi đưa ra định nghĩa về hoạt động học như sau: “Hoạt động học là hoạt động cĩ ý thức của người học, thơng qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo từ đĩ hình thành và hồn thiện nhân cách của bản thân

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH. ThS PHẠM VĂN TUÂN (Trang 26 - 27)