Liên quan giữa nguyên nhân TNTT và tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích ở huyện hàm thuận bắc năm 2010 (Trang 36 - 37)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Liên quan giữa nguyên nhân TNTT và tuổ

Kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về nguyên nhân TNTT giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi lao động từ 20 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là do TNGT, chiếm 31,3%, tiếp đến là TNLĐ chiếm 29,1%.

Tỷ lệ này phản ánh đúng đặc thù của nhóm tuổi lao động chính của xã hội, tham gia nhiều công việc trong xã hội nên tỷ lệ TNGT và TNLĐ là thường gặp. Trong nhóm 15 – 19 tuổi, nguyên nhân thường gặp là TNGT là 44,2%, nguyên nhân do xung đột chiếm 9,8%. Có thể giải thích ở lứa tuổi này chưa có sự chín chắn về mặt tâm lý, thường hay bốc đồng và thích thể hiện, nhất là trong lúc tham gia giao thông, Nhóm trẻ nhỏ 0 - 4 tuổi nguyên nhân thường gặp là do ngã chiếm 49,2%. Đây là nhóm tuổi hiếu động, tò mò với mọi vật xung quanh nên ngã là nguyên nhân đặc thù. Nhóm người cao tuổi >60 tuổi do có sự giảm sút về sức khỏe, giảm sự nhanh nhẹn trong phản xạ mà thương tổn ở người cao tuổi thường nặng nề hơn so với các nhóm khác. Sự khác biệt về đặc thù nguyên nhân có ý nghĩa thống kê, p<0,05.

Biết được nguyên nhân đặc thù của từng nhóm là cơ sở để từ đó ta có thể xây dựng những biện pháp phòng chống TNTT riêng cho từng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình quốc gia phòng chống TNTT.

4.3.2.Liên quan giữa các loại tai nạn thương tích và giới

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 cho thấy, các nguyên nhân gây TNTT ở nam thường gặp chiếm tỷ lệ cao là TNGT (29,74%), tai nạn lao động (26,13%) cao hơn ở nữ giới, TNGT (26,48%), TNLĐ (22,37%). Về các nguyên nhân khác như ngã, bỏng, ngộ độc, tự tử... lại thường gặp ở nữ giới... Điều này có thể giải thích do đặc điểm sinh lý tính cách cũng như tính chất công việc khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Kết quả của Phạm Thị Hà Giang (2011) cho thấy nguyên nhân gây TNTT ở nam thường chiếm tỷ lệ cao là TNGT (47,9%), do ngã (25,3%). Nguyễn Đức Lộc (2010) nghiên cứu ở huyện Buôn Đon cho thấy TNTT ở nam chiếm tỷ lệ (37,39%) cao hơn nữ (23,58). TNLĐ nam (9,82%) nữ (7,45%) [22]. Qua đó ta thấy để tiến hành giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho nam và nữ có một chút khác nhau về nội dung cần tập trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích ở huyện hàm thuận bắc năm 2010 (Trang 36 - 37)