Quan điểm về giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm (Trang 95 - 96)

Theo những quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị thì việcquán triệt và thể chế hoá Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội” [5, tr.4]. Học viên nhận thấy việc đề xuất các giải pháp để hoàn thiện cơ chế bồi thường Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành cần bám sát chủ trương, đường lối này của Bộ Chính trị, để phù hợp với tình hình chính trị của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này là hết sức cần thiết, bởi lẽ, một cơ chế bồi thường Nhà nước bảo vệ tối đa quyền con người, quyền công dân của một quốc gia, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân nhưng lại đi ngược với chủ trương, đường lối của đất nước, như vậy là thiếu tính phù hợp.

chặt chẽ với việc thể chế hoá các quy định mới của Hiến pháp 2013 liên quan đến một số quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân, phù hợp với tinh thần, nguyện vọng của cả dân tộc trong bản Hiến pháp mới này. Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của Luật TNBTCNN với các văn bản pháp luật khác có liên quan và sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

Một điều cốt lõi khi đưa ra giải pháp để hoàn thiệt Luật TNBTCNN không thể không đề cập đến vấn đề cơ bản là việc cần phát huy hiệu quả những quy định của Luật TNBTCNN hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo đó, quy định cụ thể hơn những nội dung còn chưa rõ, chưa cụ thể; bổ sung những quy định mới để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn về bồi thường nhà nước; quy định hợp lý và chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường cũng như cơ quan có trách nhiệm bồi thường để phúc đáp quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại một cách tốt nhất; quy định phạm vi điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội cũng như với thực tế các thiệt hại đang có hiện nay nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp luật có giá trị pháp lý cao, tương đối đồng bộ cho công tác bồi thường Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)