Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con ngƣời của

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV (Trang 54)

phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS

Việt Nam – một thành viên của Liên hợp quốc, đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về quyền con người trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979.

Với tư cách là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam có trách nhiệm thể chế hóa nội dung của các công ước đó vào pháp luật quốc gia sao cho phù hợp và thống nhất với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung và các quyền con người của phụ nữ nói riêng.

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong mọi lĩnh vực.

Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, điều chính các quan hệ xã hội mang tính nền tảng, nguyên tắc và chủ đạo nhất, trong đó có vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tại chương V Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, công dân Việt Nam được tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội, các quyền này được thể hiện là các quyền công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và luật.

Hiến pháp ghi nhận mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình và nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

học tập, quyền sở hữu tài sản, quyền kết hôn, lập gia đình và được nhà nước bảo hộ, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội đều được Hiến pháp ghi nhận.

Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đều ghi nhận các quyền trên và có cơ chế để đảm bảo thực thi các quyền đó trên thực tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam, phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đặc biệt là trong những lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hôn nhân gia đình.

2.1.1 Thành tựu của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS

2.1.1.1 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS trong lĩnh vực lao động, việc làm

Lao động và làm việc là quyền và nghĩa vụ của công dân. Luật phòng chống HIV/AIDS ghi nhận người sống chung với HIV/AIDS có quyền được học văn hóa, học nghề và làm việc.

Trong lĩnh vực lao động, việc làm, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực thi, không phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính hay tình trạng có HIV của người lao động, theo đó:

Các quy định tại Bộ luật lao động thừa nhận “quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới”. Nam, nữ làm việc như nhau thì được hưởng tiền lương ngang nhau.

Các quy định của Luật bình đẳng giới nêu rõ nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác, bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề.

các biện pháp như quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Liên quan đến khía cạnh thù lao và bảo hiểm xã hội Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương khẳng định quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ nếu cùng làm công việc như nhau thì được trả lương như nhau. Ngày 30/11/2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 42/2011/TT-BYT đã bổ sung nhiễm HIV vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế, theo đó nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.

Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ quy định không được áp dụng các hình thức kỷ luật như sa thải, buộc thôi việc đối với lao động nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS, người lao động có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống phân biệt đối xử cho người lao động, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động. Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, ép buộc người lao động làm công việc khác hoặc từ chối nâng lương, đề bạt, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người đó nhiễm HIV. Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển và từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển nhiễm HIV và có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến tình trạng có HIV/AIDS của người lao động.

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trong cả nước tiếp nhận, sử dụng người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV vào làm việc, ngày 02/11/2009, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 316/TB-VPCP, theo đó Bộ Lao động, thương bình và xã hội, Bộ tài chính cần có biện pháp, chính sách

nhằm khuyến khích, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dạy nghề và sử dụng lao động là người sau cai và người nhiễm HIV.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc bảo đảm các quyền của người lao động có HIV/AIDS đặc biệt là lao động nữ tại nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo đó thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người nhiễm HIV/AIDS được miễn thuế, các khoản chi cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc (bao gồm cả đào tạo nhân viên, các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV, phí tư vấn, xét nghiệm, và các khoản hỗ trợ tài chính cho người lao động có HIV) sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS, đối với một số nghề, công việc người nhiễm HIV/AIDS không được làm được quy định tại Thông tư số 29/2000/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2000. Theo đó người lao động khi làm những công việc này, khi phát hiện mình có HIV/AIDS phải có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng lao động và tự nguyện chuyển sang làm công việc khác và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV. Người sử dụng lao động trong các ngành nghề này, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến những quy định này và không được bắt buộc người lao động phải xét nghiệm HIV/AIDS, không được cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, không được có hành vi phân biệt đối xử với người lao động có HIV/AIDS, phải bố trí công việc khác phù hợp hoặc đào tạo lại nghề cho người lao động và đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ chính sách khác cho người lao động.

Tại điều 40 Luật bình đẳng giới cũng xác định những hành vi cụ thể bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm như áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng, từ chối tuyển dụng hoặc không áp dụng các quy định riêng đối với lao động nữ.

nêu trên, cần có cơ chế đảm bảo cho việc thực thi các nghĩa vụ đó người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động vi phạm các quy định của pháp luật cần có cơ sở pháp luật để xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm các quyền của người lao động có HIV/AIDS do đó ngày 08/08/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo thi hành các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền của người lao động có HIV/AIDS. Theo quy định tại điều 18, điều 22, điều 23 của Nghị định này thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp vi phạm các quy định liên quan đến việc phổ biến, truyền thông kiến thức, biện pháp phòng, chống HIV, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người lao động có HIV/AIDS và các quy định liên quan đến tuyển dụng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, tăng lương, đề bạt người lao động có HIV/AIDS.

Như vậy, trong bối cảnh HIV/AIDS, các quyền về lao động, việc làm của phụ nữ được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực thi theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về bất kỳ yếu tố nào.

2.1.1.2 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS trong lĩnh vực giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS thể hiện ở ba khía cạnh đó là: Bảo đảm quyền được học tập của phụ nữ có HIV/AIDS, bảo đảm quyền được tiếp nhận, tìm kiếm và truyền tải thông tin liên quan đến HIV/AIDS và thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về HIV/AIDS, về quyền của phụ nữ có HIV/AIDS để cộng đồng tôn trọng và hạn chế những vi phạm các quyền của phụ nữ có HIV/AIDS.

Thứ nhất, quyền được học tập của phụ nữ có HIV/AIDS được ghi nhận

trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Điều 39, Điều 40 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền được học tập, nghiên cứu khoa học và sáng tạo của công dân. Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, quy

định người nhiễm HIV/AIDS được học văn hóa và học nghề. Luật bình đẳng giới quy định nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, lựa chọn ngành, nghề, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, hỗ trợ cho phụ nữ là cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm như phải đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Như vậy quyền được học tập là quyền của công dân, không bị phân biệt đối xử bởi các yếu tố như giới tính, tình trạng có HIV/AIDS. Phụ nữ có HIV/AIDS được bình đẳng với các cá nhân khác trong việc học văn hóa và học nghề. Các cơ sở giáo dục không được từ chối tiếp nhập học viên vì lý do người đó nhiễm HIV, không được áp dụng các hình thức kỷ luật, đuổi học vì lý do người đó nhiễm HIV, không được tách biệt, hạn chế, cấm đoán học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ vì người đó nhiễm HIV và không được yêu cầu học viên xét nghiệm hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học viên khi người đó đến xin học.

Thứ hai, phụ nữ có quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và truyền tải các thông

tin về HIV/AIDS. Phụ nữ là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do vậy quyền liên quan đến việc tìm kiếm, tiếp nhận các thông tin liên quan đến HIV/AIDS có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ lây nhiễm và tác động của HIV/AIDS đến sức khỏe và cuộc sống của họ.

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Luật bình đẳng giới ghi nhận nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

Thứ ba, trong bối cảnh HIV/AIDS, việc giáo dục về HIV/AIDS có vai trò

quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của mọi chủ thể trong xã hội về HIV/AIDS như nguyên nhân, con đường lây nhiễm, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV để giảm nguy cơ lây nhiễm và sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV làm hạn chế sự vi phạm quyền của những người nhiễm

HIV/AIDS trong đó có phụ nữ. Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 quy định, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm giảng dạy cho học sinh, sinh viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và thực hiện các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS.

Điều 40 Luật bình đẳng giới xác định những hành vi cụ thể bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục như quy định về tuổi đào tạo, tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ, vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính, từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, nuôi con nhỏ.

Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS quy định những hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm quyền của người nhiễm HIV/AIDS trong lĩnh vực giáo dục góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực thi các quyền về giáo dục của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS.

2.1.1.3 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS trong lĩnh vực chăm sóc, điều trị y tế

Trong lĩnh vực chăm sóc y tế, pháp luật Việt Nam quy định, phụ nữ có quyền được chăm sóc y tế bình đẳng với nam giới.

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 khẳng định không phân biệt nam, nữ và các yếu tố khác đều bình đẳng về quyền được bảo vệ sức khỏe và được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Kế hoạch hành động về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011- 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2207 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Y tế) góp phần quan trọng vào việc tăng cường bình đẳng

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)