Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV (Trang 67 - 87)

Theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28/06/2007 cho phép cung cấp các dịch vụ dự phòng và điều trị, chăm sóc HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam trong khi theo Nghị định 108/2007NĐ-CP ngày 26/6/2007 hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS, việc cung cấp các liệu pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế không được thực hiện tại những cơ sở này, quy định này làm hạn chế việc tiếp cận với việc điều trị bằng thuốc thay thế cho những phụ nữ tiêm chích ma túy trong những trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở chữa bệnh, trại tạm giữ, trại tạm giam.

2.2 Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam HIV/AIDS ở Việt Nam

2.2.1 Thành tựu trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam

Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV đối với phụ nữ và tác động tiêu cực của HIV/AIDS đến đời sống của họ.

2.2.1.1 Sự phối hợp của các cơ quan trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS

Trên cơ sở thực hiện Chương trình quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và tiếp theo là Chương trình quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 huy động được

sự tham gia đông đảo của các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng như sự phối hợp của các cơ quan này trong công tác phòng chống HIV/AIDS góp phần bảo đảm và thực hiện các quyền con người của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS: Ảnh hưởng của HIV/AIDS tác động đến mọi mặt của đời sống phụ nữ có HIV do vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp đa ngành trong công tác phòng, chống HIV để cùng hợp tác với các tổ chức quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế đảm bảo cung cấp các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc người có HIV cũng như thay đổi nhận thức của cộng đồng về HIV.

Đặc biệt phải kể đến sự phối hợp của Bộ Y tế với các bộ, ban, ngành để phổ biến các nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, kiểm tra công tác triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn xã hội tại các tỉnh, thành phố.

Sự phối hợp của Bộ kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống HIV trong ngành. Hai Bộ cũng phối hợp trong việc thẩm định và trình Thủ tướng, trình Quốc hội chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế triển khai dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV cho các đối tượng nhiễm HIV tại trại giam, trung tâm giáo dục, lao động xã hội.

Bộ Giáo dục vào Đào tạo góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV trong các cơ sở đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS trong ngành giáo dục.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du dịch phối hợp với Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo mô hình “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.

Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động có hiệu quả của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trợ giúp đối với phụ nữ có HIV/AIDS và gia đình của họ.

2.2.1.2 Chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi

Được thực hiện có tính phối hợp đa ngành và dưới nhiều hình thức khác nhau ở tất cả các cấp trong toàn quốc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các quyền liên quan đến giáo dục, không phân biệt đối xử với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Nội dung cơ bản của chương trình là tư vấn, tuyên truyền, giáo dục trong các nhóm có nguy cơ cao và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng về HIV/AIDS. Nội dung tư vấn, tuyên truyền liên quan đến đặc điểm dịch tễ của HIV/AIDS, cơ chế lây truyền, biện pháp phòng tránh và về quyền, nghĩa vụ của người có HIV/AIDS để làm thay đổi thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS nói chung và phụ nữ nói riêng.

Thành công của chương trình này là lôi kéo được sự tham gia của đông đảo các thành phần trong xã hội. Theo Cục phòng chống HIV/AIDS đến cuối năm 2011, đã có 3.875 đồng đẳng viên tiêm chích ma túy, 2.278 đồng đẳng viên là phụ nữ mại dâm, 145 đồng đẳng viên là nam tình dục đồng giới và 11.782 cộng tác viên tham gia vào chương trình phòng chống HIV/AIDS [3]. Đây là lực lượng quan trọng góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng đối với những người có HIV nói chung và phụ nữ có HIV nói riêng vì đây là lực lượng tự nguyện, họ là những người cùng cảnh ngộ (không ít người trong số họ là người có HIV/AIDS), có chuyên môn nên dễ dàng đồng cảm đối với những người có HIV và chia sẻ kinh nghiệm của mình với người được tư vấn.

Chương trình này đã đạt được những kết quả nhất định. Theo thống kê của một tổ chức quốc tế trong giai đoạn năm 2010-2011 có 51,5 % phụ nữ trong độ tuổi từ 15-24 đã xác định chính xác con đường lây nhiễm HIV và loại bỏ các quan niệm sai lầm về HIV, tỷ lệ này cao hơn so với cuộc điều tra năm 2009 là 40,8% [3].

2.2.1.3 Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su:

Được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến năm 2011, đã có 28,7 triệu bao cao su được phân phát [3].

truyền HIV. Đặc biệt đối với phụ nữ, nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường quan hệ tình dục cao hơn 2-4 lần so với nam giới thì đây là một chương trình có vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây nhiễm HIV đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có nguy cơ cao như phụ nữ mại dâm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên kế hoạch đến năm 2015, có 80% khách sạn, nhà nghỉ sẽ có sẵn bao cao su [3]. Theo số liệu thống kê năm 2011, của Cục phòng chống HIV/AIDS thì trong 12 tỉnh, thành được khảo sát có 61% phụ nữ bán dâm cho biết họ nhận được bao cao su miễn phí trong 01 tháng qua [3]. Nghiên cứu điều tra 1.799 gái mại dâm tại 5 tỉnh miền Nam (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Kiên Giang) của Dự án Ngân hàng thế giới năm 2008 cho thấy tỷ lệ cao với 94% số gái mại dâm cho biết đã sử dụng bao cao su với khách làng chơi trong lần quan hệ tình dục gần nhất [23]. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện chích ma túy cho biết tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất với bạn tình chỉ đạt 56,8% (tăng 1,6 lần so với năm 2006 (36,4%)) [23]. Các số liệu trên cho thấy, mặc dù có sự gia tăng trong việc sử dụng biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục ở các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV nhưng tỷ lệ này vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 tầm nhìn 2020, và tỷ lệ nam tiêm chích ma túy sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn tình còn thấp, dẫn đến nhóm phụ nữ lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục với chồng và bạn tình có xu hướng tăng.

2.2.1.4 Chương trình bơm kim tiêm

Với sự hỗ trợ ở một loạt các cấp hành chính và sử dụng các cơ cấu dịch vụ y tế về tuyển dụng các tuyên truyền viên đồng đẳng, chương trình trao đổi bơm kim tiêm được thực hiện thí điểm tại 35 tỉnh, thành phố với sự tài trợ của ngân hàng thế giới/DFID và AusAID, Ban phòng chống HIV/AIDS các tỉnh và Ủy ban nhân dân các tỉnh đã thành lập nhóm làm việc ở cấp huyện cùng tập hợp các nhân viên y tế, công an, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các thành viên của Hội phụ nữ, Đoàn thành niên để hỗ trợ việc thực hiện chương trình trao đổi bơm kim tiêm.

Phân phát bơm kim tiêm được duy trì ở mức khoảng 30 triệu chiếc năm 2011 [3] và mở rộng tiếp cận thông qua hiệu thuốc cộng đồng và hộp tự phục vụ tại các trạm y tế và các điểm nóng trong cộng đồng. Mục đích của chương trình này là nhằm cung cấp bơm kim tiêm sạch cho các nhóm tiêm chích ma túy, nhằm hạn chế sự lây nhiễm HIV qua con đường tiêm chích ma túy. Chương trình này đã góp phần giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy từ 28,6% vào năm 2004 xuống còn 17,24% vào năm 2010 [23].

2.2.1.5 Chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone

Trong khuôn khổ pháp lý của Luật phòng chống HIV/AIDS, Nghị định 108/2007/NĐ-CP và Quyết định số 5073/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chương trình thử nghiệm điều trị duy trì methadone quốc gia, bắt đầu ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2008. Theo kế hoạch lộ trình mở rộng chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2012 sẽ triển khai tại 13 tỉnh, điều trị cho khoảng 15.600 người nghiện chích ma túy [3]. Giai đoạn 2013-2015 triển khai thêm ít nhất 17 tỉnh và điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện chích ma túy [3]. Tính đến hết tháng 12/2011, đã có 11 tỉnh, thành phố triển khai chương trình với tổng số 41 cơ sở điều trị methadone đang hoạt động và điều trị cho 6.931 bệnh nhân [3].

Đánh giá sau 4 năm thực hiện điều trị methadone đưa ra những bằng chứng hiệu quả: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy giảm đáng kể, chỉ còn 14% sau 24 tháng điều trị [3]. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị [3]. Không có bệnh nhân tử vong do tác dụng của thuốc gây ra. Đối với tác động tích cực về an ninh xã hội, đã cải thiện đáng kể về trật tự an toàn xã hội ở khu vực có người điều trị. Các mâu thuẫn trong gia đình giảm rõ rệt khi bệnh nhân tham gia điều trị (từ 20% xuống còn 3,5% sau 9 tháng điều trị) [3]. Đối với tác động kinh tế, giảm chi phí đáng kể đối với gia đình có người nghiện ma túy, người nghiện không mất tiền mua ma túy, không còn ám ảnh tìm kiếm ma túy, không phải chịu các triệu chứng đói thuốc nên nhiều người đã tập

trung âm trí làm việc, do đó tỷ lệ bệnh nhân điều trị methadone có việc làm đã gia tăng. Đối với công tác dự phòng lây nhiễm HIV, đã làm giảm sự lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, C, tỷ lệ nhiễm mới HIV là 0,5% [3]. Có thể nói chương trình điều trị methadone đã có tác động tích cực cho người nghiện, gia đình của họ, chương trình đã giúp cho người nghiện mà túy sớm hòa nhập cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình, sự bình yên cho cộng đồng. Chính nhờ hiệu quả như vậy, trong thời gian vừa qua hàng loạt các tỉnh đã nghiên cứu và đề xuất áp dụng mô hình này.

2.2.1.6 Chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con

Vào cuối năm 2011, dịch vụ PLTMC đã có mặt tại 226 điểm, trong đó có 133 điểm cung cấp các dịch vụ toàn diện, bao gồm cả ARV cho phụ nữ và trẻ em, tăng hơn so với năm 2009 là 223 điểm [3]. Theo Bộ Y tế, phạm vi bao phủ trên nhóm “phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV và biết kết quả của họ” và “phụ nữ mang thai nhiễm HIV dương tính được nhận thuốc ARV dự phòng cho PLTMC” tăng tương ứng từ 480.814 người (tương ứng 21% tất cả phụ nữ mang thai) và 1372 người (tương ứng 32,3% phụ nữ mang thai nhiễm HIV nhận được thuốc ARV) năm 2009 lên 846.521 người (tương ứng 36,7%) và 1733 người (tương ứng 44,1%) trong năm 2011 [3]. Khảo sát của Tổng cục thống kê khẳng định 28,6% phụ nữ sinh con trong năm 2010 và 2011 đã được xét nghiệm HIV và nhận được kết quả [3].

Độ bao phủ toàn diện của việc xét nghiệm trước khi sinh là một điều kiện tiên quyết để loại bỏ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do vậy, đây đang là một chương trình được xây dựng tiến tới việc đưa PLTMC trở thành một phần của chăm sóc tiền sản được thực hiện theo các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em mà không chỉ dừng lại ở chương trình can thiệp lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đến nay, cơ sở hạ tầng và năng lực y tế cơ bản mạnh mẽ của Việt Nam được thể hiện ở việc cung cấp ít nhất một lần chăm sóc tiền sản cho 95% phụ nữ mang thai và thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh đã đem lại cơ sở vững chắc để loại bỏ LTMC.

2.2.1.7 Công tác an toàn truyền máu

An toàn máu tại Việt Nam luôn là một trong những nền tảng của can thiệp ngành y tế cho phòng chống HIV. Theo báo cáo của Ủy ban truyền máu Quốc gia năm 2011, về hoạt đồng của 82 trung tâm máu/phòng thí nghiệm sàng lọc máu, có 313.453 đơn vị máu được thu thập trên toàn quốc với 248.610 đơn vị đến từ những người cho máu tính nguyện. 100% các đơn vị máu được sàng lọc HIV, viêm gan B, C, giang mai, bệnh sốt rét. Trong số này, 369 đơn vị máu xét nghiệm dương tính với HIV [3]. Làm hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm HIV qua đường truyền máu, đặc biệt đối với phụ nữ đối tượng có nhu cầu truyền máu cao do mất máu trong quá trình sinh nở.

2.2.1.8 Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV

Chương trình đã tập trung triển khai tại các cơ sở y tế tại tuyến tỉnh và tuyến huyện với các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Trong những năm qua, chương trình không ngừng được mở rộng, từ 2 điểm điều trị ARV năm 2003 lên 315 điểm điều trị ARV vào năm 2010 [23]. Tổng số người điều trị ARV đến cuối năm 2010 gần 50.000 người, tăng gấp 16,7 lần so với năm 2005, chương trình điều trị đáp ứng được 60% nhu cầu điều trị ARV của bệnh nhân [23]. Với việc mở rộng việc tiếp cận với chương trình điều trị ARV đã góp phần làm giảm số ca tử vong do HIV/AIDS từ hơn 6000 ca mỗi năm trước năm 2006 xuống còn 2.500 ca mỗi năm trong 2 năm gần đây. Cũng nhờ chương trình điều trị đã giúp cho hàng chục ngàn người nhiễm HIV vẫn đang lao động bình thường và tiếp tục cống hiến cho xã hội [23].

2.2.1.9 Kinh phí dành cho công tác phòng, chống HIV/AIDS

Ngân sách nhà nước dành cho các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS ngày càng tăng. Tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2004-2009 là 3.824 tỷ đồng, trong đó năm 2009 là 765 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2004 [23]. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV trung ương mỗi năm chiếm 1,7% tổng ngân sách chi cho y tế. Tuy vậy, so với dự toán kinh phí của Chiến lược quốc gia, nguồn kinh phí được đầu tư mới đáp ứng được 78% nhu cầu [23]. Trong đó,

nguồn kinh phí nước ngoài là 2.129 tỷ đồng, chiếm 71% tổng kinh phí đầu tư cho

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV (Trang 67 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)