Nếu toàn bộ thú trong một quần thể được lấy mẫu, đó là cuộc điều tra tổng thể. Điều tra tổng thể là phương cách duy nhất để đo lường chính xác sự phân bố của một biến số nào đó. Vài cuộc điều tra về tỷ lệ bệnh đã được tiến hành gần giống điều tra tổng thể. Chẳng hạn cuộc điều tra về tỷ lệ bệnh viêm vú do Mycoplasma ở bò sữa của 2.400 trại trong tổng số 2.800 trại tại
bang California của Hoa Kỳ (1979). Điều tra tổng thể có thể tốn kém và đôi lúc không thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra bằng phương cách lấy mẫu được tổ chức và tiến hành tốt, một biến số nào đó có thể được ước tính đáng tin cậy từ mẫu của quần thể được nghiên cứu.
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết thô và tỷ lệ chết hiệu chỉnh trên bê của hai trại A và B
Các nhóm tuổi
thể chuẩn
(không dùng kháng sinh) (dùng kháng sinh)
n CI (%) Tử số hiệu chỉnh n CI (%) Tử số hiệu chỉnh 0 - 14 ngày 15 - 60 ngày 223 347 105 307 10,5 4,2 23,4 14,6 118 40 7,6 2,5 16,9 8,7 Tổng cộng 570 412 5,8 38 158 6,3 25,6 Tỷ lệ chết hiệu chỉnh 38/570 = 6,7(%) 25,6/570 = 4,5(%) 5.1. Đơn vị mẫu
Mẫu nghiên cứu gồm các đơn vị khảo sát (unit). Đơn vị khảo sát là những đơn vị độc lập nhỏ nhất và không thể được phân chia nhỏ hơn nữa. Trong nghiên cứu thú y, đơn vị khảo sát thường là cá thể thú. Khi các đơn vị khảo sát được phân nhóm dựa vào một đặc tính chung thì nhóm đó gọi là lớp (stratum). Như thế, một trại bò sữa là có thể một lớp bao gồm các bò sữa.
Trước khi mẫu được lấy, các thành viên của quần thể nghiên cứu phải được nhận diện bằng cách liệt kê một bảng bố trí lấy mẫu. Bảng bố trí lấy mẫu này bao gồm các đơn vị mẫu. Bảng bố trí lấy mẫu trong thú y thường là danh sách của các lò mổ, trại hay bệnh xá. Bảng bố trí lấy mẫu có thể làm lệch lạc kết quả nếu:
- Danh sách của các thành viên trong bảng không được liệt kê đầy đủ. - Thông tin đã lỗi thời.
- Vài phần của bảng không thể truy tìm được. - Thiếu sự hợp tác giữa vài thành viên trong bảng. - Tiến trình lấy mẫu không ngẫu nhiên.
Các nguồn gây lệch lạc này được gọi là sai sót không bù trừ vì chúng không thể được làm giảm bằng phương cách tăng dung lượng mẫu.
5.2. Đặc tính của đơn vị mẫu
Đơn vị mẫu có thể là cá thể thú (đơn vị khảo sát) hoặc là một tập hợp như đàn, trại hay
vùng hành chánh. Tỷ lệ bệnh sẽ được tính cho cá thể (tỷ lệ cá thể nhiễm bệnh) hoặc cho đàn (tỷ lệ đàn nhiễm bệnh).
Điều quan trọng là phân biệt đơn vị dịch tễ và đơn vị mẫu khi phân tích những bệnh
truyền nhiễm như bệnh dịch tả. Đơn vị dịch tễ là nhóm thú có tầm quan trọng về phương diện dịch tễ (truyền bệnh và duy trì tình trạng nhiễm trùng) và do đó là nhóm có tầm quan trọng về kiểm soát bệnh. Nếu hai loại đơn vị này đồng nhất thì dễ dàng hơn. Như thế, trong một trại, nhiều đàn lớn có thể được quản lý theo các cách khác nhau và mỗi đàn bao gồm các đơn vị dịch tễ khác nhau. Những đơn vị dịch tễ này cũng là đơn vị mẫu. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nhiều đàn của một số làng nhỏ có thể được chăn thả trên các cánh đồng chung và tất cả các đàn được xem là một đơn vị dịch tễ. Khi ấy làng được xem là đơn vị mẫu.
5.3. Phân loại cách lấy mẫu
Có hai loại lấy mẫu:
- Lấy mẫu không theo xác suất: cách chọn mẫu tùy thuộc nhà nghiên cứu.
- Lấy mẫu theo xác suất: mẫu được lấy theo một tiến trình cẩn thận và không thiên lệch, nhờ thế mỗi đơn vị mẫu trong một nhóm có cùng xác suất được chọn. Đây là cơ sở của lấy mẫu ngẫu nhiên. Lấy mẫu ngẫu nhiên thường được thực hiện bằng bảng số ngẫu nhiên (tham khảo ở môn Thống kê).
(1) Phương pháp lấy mẫu không theo xác suất
Lấy mẫu tiện lợi
Lấy mẫu tiện lợi là phương cách lấy các mẫu dễ lấy nhất. Phương cách này sẽ đưa đến kết quả sai lệch. Thí dụ, mẫu được lấy từ 10 bò đầu tiên trong số 100 bò đang đi vào hành lang vắt sữa.
Dù có nhược điểm, phương cách này có thể được chấp nhận nếu mẫu được dùng để cung cấp thông tin kịp thời và rẻ tiền. Tuy nhiên, thông tin từ mẫu này không thể được dùng để ước tính cho quần thể.
Chọn lựa có mục đích
Chọn lựa có mục đích là cách chọn mẫu sao cho trung bình của vài biến số lượng (trọng lượng, chiều cao....) hoặc phân bố của vài biến chất lượng (giới tính, giống...) của mẫu gần giống như của quần thể nghiên cứu. Mẫu lấy từ cách chọn lựa có mục đích sẽ có trị số không khác biệt nhiều so với trị số trung bình của quần thể. Chẳng hạn, một thú y viên thực hiện thử lao tố trên vài đàn bò và phòng xét nghiệm đề nghị anh ta lấy mẫu máu của một số bò sao cho hiệu giá kháng thể của những bò đó gần bằng trung bình của quần thể đang nghiên cứu. Mẫu này vẫn không thể đại diện cho quần thể.
(2) Phương pháp lấy mẫu theo xác suất
Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Mẫu được lấy ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) bằng cách viết danh sách của tất cả thú hoặc tất cả các đơn vị mẫu thích hợp (đàn) trong quần thể nghiên cứu. Sau đó đơn vị mẫu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách.
Lấy mẫu theo hệ thống
Lấy mẫu theo hệ thống (systematic sampling) bao gồm việc chọn lựa đơn vị mẫu ở các khoảng cách bằng nhau, thú đầu tiên sẽ được chọn ngẫu nhiên. Thí dụ, nếu cứ 100 bò thì chọn 1 con, như thế con bò đầu tiên sẽ được chọn từ 100 con đầu tiên. Nếu con đó là con 63 thì mẫu sẽ gồm các con 63, 163, 263, 263... Lấy mẫu theo hệ thống thường được áp dụng trong kiểm soát chất lượng công nghệ, chẳng hạn lấy mẫu hàng hóa từ băng tải vận chuyển.
Phương pháp lấy mẫu hệ thống không đòi hỏi hiểu biết về tổng đàn của quần thể nghiên cứu trong khi lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản chỉ thực hiện khi tất cả các cá thể của quần thể được
nhận diện. Tuy nhiên lấy mẫu theo hệ thống sẽ có sai lệch khi quần thể biến động định kỳ. Chẳng hạn, nếu nhà chăn nuôi chở heo đến lò mổ vào ngày thứ ba mà mẫu được lấy từ lò mổ lại vào ngày thứ tư, như thế đàn thú của nhà chăn nuôi đó sẽ không có trong số mẫu được lấy ở lò mổ.
Lấy mẫu theo lớp
Lấy mẫu ngẫu nhiên theo lớp (stratified sampling) được thực hiện bằng cách chia quần thể nghiên cứu thành những nhóm (lớp) riêng biệt và rồi đơn vị mẫu được lấy ngẫu nhiên từ tất cả các lớp. Phương pháp này chính xác hơn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Chẳng hạn, nếu chia quần thể thành các lớp theo tổng đàn thì đàn có số thú ít vẫn được lấy mẫu.
Số đơn vị mẫu của mỗi lớp có thể được xác định bởi nhiều phương pháp. Phương pháp thông thường nhất là lấy theo tỷ lệ; số đơn vị mẫu tỷ lệ với số thú trong mỗi lớp. Chẳng hạn, các vùng trong một quốc gia là lớp và số đơn vị mẫu của mỗi vùng chiếm 5% của tổng đàn trong mỗi vùng.
Lấy mẫu theo cụm
Thỉnh thoảng, lớp được xác định theo vị trí địa lý (chẳng hạn quốc gia, quận, làng), hoặc theo các hạng mục khác như bệnh xá và khoảng thời gian mà trong đó mẫu được lấy. Khi ấy lớp được gọi là cụm (cluster). Nếu lấy mẫu từ tất cả thú của các cụm thì chi phí cao và tốn thời gian. Do đó có thể chọn vài cụm và chọn đơn vị mẫu từ những cụm đã được chọn này. Đó là chọn mẫu theo cụm (Cluster sampling). Thông thường tất cả thú trong mỗi cụm sẽ được lấy mẫu (lấy
mẫu theo cụm đơn kỳ, one-stage cluster sampling).
Mẫu có thể được chọn qua nhiều kỳ. Chẳng hạn chọn vài cụm và sau đó chỉ lấy mẫu từ vài thú trong cụm. Phương cách này được gọi là lấy mẫu theo cụm nhị kỳ (Two-stage cluster
sampling). Khi ấy cụm được gọi là đơn vị thứ nhất và thành viên trong mẫu phụ của cụm được gọi là đơn vị thứ nhì. Mẫu có thể được lấy theo phương cách đa kỳ, khi ấy có nhiều mẫu phụ trong cụm.
Phương cách lấy mẫu theo cụm thường được áp dụng khi không có bảng danh sách đầy đủ về các thành viên trong quần thể nghiên cứu. Khi ấy chỉ cần danh sách của đơn vị thứ nhất và chỉ cần liệt kê đơn vị thứ nhì của cụm được chọn. Tuy nhiên, kết quả có thể không chính xác bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc phương pháp lấy mẫu theo hệ thống vì tỷ lệ bệnh có khuynh hướng khác nhau giữa các cụm.