Thiết lập mô hình dòng chảy

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến độ điền đầy của vật liệu composite trong quy trình phun ép (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc của luận án

3.1.1.1. Thiết lập mô hình dòng chảy

Trong lĩnh vực tạo hình sản phẩm composite bằng công nghệ phun ép, quá trình phân tích khả năng chảy của vật liệu trong lòng khuôn đóng vai trò khá quan trọng. Trong nghiên cứu này, mô hình mô phỏng được thiết lập để phân tích ảnh

45

hưởng của nhiệt độ khuôn đến chiều dài dòng chảy là mô hình cơ bản dòng chảy xoắn ốc như hình 3.2. Với mô hình này, nhựa sẽ được phun trực tiếp vào lòng khuôn thông qua miệng phun được thiết kế tại tâm lòng khuôn, vì vậy sẽ hạn chế được hiện tượng mất áp khi tạo hình sản phẩm. Đồng thời, lòng khuôn được thiết kế dạng hình xoắn ốc nhằm tối đa chiều dài dòng chảy có thể khảo sát, do đó quá trình khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến chiều dài dòng chảy sẽ rõ ràng hơn.

Hình 3.2: Kích thước mô hình cơ bản dòng chảy xoắn ốc

Để khảo sát dòng chảy vật liệu ứng với các chiều dày sản phẩm khác nhau, mô hình mô phỏng cũng được xây dựng với các chiều dày thông dụng h lần lượt là:0,5 mm, 0,75 mm, 1 mm và chiều rộng 10 mm với dung sai kích thước được chọn theo cấp chính xác 8. Việc lựa chọn ba mô hình nghiên cứu có kích thước h khác nhau nhằm thể hiện sự khác biệt rõ rệt mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến chiều dài dòng chảy ứng với từng kích thước chiều dày sản phẩm thay đổi.

Từ kích thước mô hình sản phẩm nghiên cứu, mô hình mô phỏng sử dụng bốn kênh gia nhiệt với lưu chất là nước đã được thiết lập thể hiện như hình 3.3.

46

Hình 3.3: Mô hình mô phỏng chiều dài dòng chảy bốn kênh gia nhiệt nước

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khuôn đến độ điền đầy của vật liệu composite trong quy trình phun ép (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)