Kết thúc bữa ăn:

Một phần của tài liệu Hoa-Ngoc-Lan-HT-Chon-Thien (Trang 51 - 53)

"Gọi là bố thí tất hẳn được lợi ích Nếu vì tâm hoan hỷ mà bố thí

Thì sau sẽ được an lạc.

Ăn xong nên cầu cho chúng sinh Làm trọn các việc cần làm

Ðầy đủ Phật - Pháp". Hiểu và hành:

Trong việc thọ thực của người xuất gia, ý nghĩa bố thí thể hiện qua các mặt: 1.Người Phật tử cúng thức ăn là người thí; người tu là người nhận thí. 2.Người nhận thức ăn cho người thí niềm vui, công đức, nên bấy giờ là người thí; người Phật tử là người nhận thí.

3.Nếu cả hai, người thí và người nhận thí, đều vì tâm hoan hỷ mà hành bố thí, thì cả hai đều được phước báo an lạc trong cả hiện tại lẫn tương lai. Kết thúc bữa ăn, kệ 28 nhắc nhở người tu quay về với mục tiêu giải thoát: làm tròn phạm hạnh thoát ly sinh tử và mong cầu tất cả đều được kết quả như vậy.

29. Rửa bát:

"Ðem nước rửa bát, Như nước cam lồ, Cho các quỷ thần Tất cả được no đủ"

(tương tự ý nghĩa của kệ 26 & 27)

30. Mở bát:

"­ng khí của Như Lai Nay con được nắm giữ Nguyện cùng tất cả

Thành tựu 'tam luân không tịch'" Hiểu và hành:

- Tam luân không tịch: người cho, người nhận và vật cho có tự tính vốn vô ngã, thanh tịnh.

- Nắm giữ bình bát của Như Lai, việc đó nhắc nhở sự thành tựu đạo nghiệp của Như Lai, sự chứng nhập thực tướng vô ngã. Người tu từ đó khởi niệm mong cầu tất cả chúng sinh đều thành tựu sự nghiệp chứng nhập thực tại vô ngã đó.

Một phần của tài liệu Hoa-Ngoc-Lan-HT-Chon-Thien (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)