Mô hình Ma trận cho phân tích động thái quần thể và quản lý bền vững tài nguyên cây ươi (S macropodum)

Một phần của tài liệu Huy-thesis-for-the website (Trang 165 - 167)

IV I= RD + RF + RBA (1).

Mô hình Ma trận cho phân tích động thái quần thể và quản lý bền vững tài nguyên cây ươi (S macropodum)

vững tài nguyên cây ươi (S. macropodum)

Sự kết hợp phân tích tính đàn hồi linh hoạt (elasticity) và LTRE (Life Table Response Experiments) trong các nghiên cứu động thái quần thể, thường được thực hiện thông qua mô hình ma trận là một phương pháp

tiếp cận mới quan trọng, tiềm năng cho đánh giá tính bền vững của quản lý nói chung và các phương thức khai thác nói riêng (Sinha and Brault 2005, Zuidema et al. 2007, Schmidt et al. 2011).

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu động thái quần thể cây ươi trong 3 năm (2007-2010) tại 3 địa điểm khác nhau tại Việt Nam với các tác động khác nhau từ các hoạt động khai thác quả khác nhau, trong đó, hiện trường Nam Cát Tiên chịu tác động cao nhất do khai thác quả ươi, hiện trường Bạch Mã chịu tác động trung bình và Đăk Uy chịu tác động nhỏ nhất (Chương 3). Chúng tôi mong muốn sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu động thái này làm cơ sở cho đề xuất xây dựng biện pháp quản lý bền vững các lâm phần ươi tại các khu vực nghiên cứu. Với mục tiêu như vậy, chúng tôi lập các mô hình ma trận riêng rẽ cho phân tích động thái quần thể cây ươi tại các khu vực nghiên cứu, phân tích tốc độ tăng trưởng quần thể, phân tích dự báo động thái phát triển quần thể và triển vọng phát triển của chúng trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Cát Tiên, hiện trường bị tác động mạnh do hoạt động khai thác quả ươi, phương pháp chặt cành khai thác quả ươi đã tác động xấu rõ rệt tới các chỉ số tốc độ sinh trưởng quần thể, tỷ lệ sống cây con, và sức sinh sản (hoa, quả) của ươi (điều này dẫn đến năng suất, sản lượng quả thấp và không ổn định). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tốc độ tăng trưởng quần thể λ của cây ươi tại Nam Cát Tiên nhỏ hơn 1 (λ<1), có nghĩa rằng quần thể đang bị suy thoái, tuy nhiên khoảng giới hạn 95 % độ tin cậy của λ này lại bao gồm cả giá trị 1 (unity), do vậy về mặt thống kê và với số liệu điều tra nghiên cứu 3 năm chúng ta không thể biểu thị được sự suy thoái rõ rệt của quần thể này. Phân tích dự báo động thái quẩn thể ươi tại Nam Cát Tiên trong 50 năm cho thấy rằng kích cỡ quần thể sẽ bị suy thoái nghiêm trọng, và triển vọng phát triển quần thể của cây ươi tại Nam Cát Tiên trong tương lai là rất đáng lo ngại (Chương 3). Như đã đề cập đến trong phần trên là chỉ số tác động hiện trường cao tại Nam Cát Tiên cũng là nguyên nhân chính làm giảm chỉ số đa dạng sinh học H’, thấp nhất trong số các hiện trường nghiên cứu (Bảng 1, và xem Chương 2). Từ đó chúng tôi có thể kết luận như sau: quẩn thể cây ươi tại Nam Cát Tiên đang được quản lý, khai thác quả không bền vững, và do đó đang bị suy thoái nghiêm trọng, triển vọng của chúng trong tương lai rất đáng lo ngại.

Trong khi đó tại Đak Uy và Bạch Mã, hiện trường nghiên cứu được đánh giá là chịu tác động trung bình và thấp, quả ươi được thu hái truyền thống theo phương pháp thu lượm tự nhiên. Phương thức này làm giảm đáng kể nguồn hạt gieo giống, tuy nhiên không tác động xấu tới các chỉ số quần thể, tốc độ tăng trưởng quần thể λ của cả Đak Uy và Bạch Mã đều lớn

hơn 1 (λ>1), cho thấy rằng quần thể đang ổn định phát triển. Kết quả phân tích cho thấy, cả hai quần thể ươi tại Đak Uy và Bạch Mã đều có triển vọng phát triển khá tốt trong tương tương lai, đặc biệt là tại Bạch Mã, nơi có chỉ số đa dạng sinh học H’ cao nhất (Bảng 1, và xem Chương 2). Quần thể cây ươi tại hiện trường Bạch Mã được đánh giá là có phương thức quản lý và khai thác quả khá bền vững.

Để quản lý bền vững các lâm phần cây ươi tự nhiên còn lại, điều quan trọng trước tiên chúng tôi đề xuất là cần phải thay đổi cải tiến phương thức khai thác quả theo cách bền vững, không làm ảnh xấu tới tốc độ tăng trưởng quẩn thể λ, và bảo vệ được đa dạng sinh học của lâm phần; thứ 2, chúng tôi cũng đề xuất khuyến khích sự tham gia tích cực của ngươi dân địa phương và thực hiện “chương trình đồng quản lý bền vững”, trong đó người dân địa phương được giao nhận một số lượng cây ươi cụ thể và quản lý sử dụng bền vững với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm đảm bảo đạt được năng suất quả cao và ổn định. Cách tiếp cận bền vững này (Gaoue and Ticktin 2010, Schmidt et al. 2011) cũng có thể được áp dụng nhân rộng cho các lâm phần cây ươi còn xót lại ở các khu vực khác không thuộc địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Huy-thesis-for-the website (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)