7. Kết cấu của tiểu luận
3.1.1. Đại hội VI của Đảng
Tại Đại hội VI sau khi đúc kết những kinh nghiệm của một số nền kinh tế trên thế giới, chúng ta đã đề ra và thực hiện từng bước việc đổi mới các chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế và tổng kết các thử nghiệm trong thực tế. Có thể coi giai đoạn 1986-1990 là giai đoạn “khởi động” cho một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này. Đại hội đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Đại hội lần thứ VI (1986) xác định: “Mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Đại hội VI xác định là tập trung thực hiện ba Chương trình:
1) Chương trình về lương thực - thực phẩm với mục tiêu đảm bảo đủ lương thực cho toàn xã hội và có lương thực dự trữ, đáp ứng ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm 2) Chương trình hàng tiêu dùng với mục tiêu đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu.
3) Chương trình xuất khẩu với mục tiêu tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu. Cùng với những nhiệm vụ trọng tâm này, Đại hội cũng xác định nhiệm vụ chú trọng phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.