Giai đoạn 1996 đến nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ NHẬN THỨC về CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại HOÁ của ĐẢNG TRONG THỜI kỳ đổi mới (Trang 31)

7. Kết cấu của tiểu luận

3.2. Giai đoạn 1996 đến nay

3.2.1. Đại hội X của Đảng

Nhiệm vụ: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010, nhìn lại 20 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

Nội dung: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ

các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân: chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản; phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020...”.

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đại hội đã phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, chỉ rõ những cơ hội và thách thức, đánh giá giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 và xác định mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế 5 năm (2006 – 2010). Đó là: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước, phát triển

văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

3.2.2. Đại hội XI của Đảng

Nhiệm vụ: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đề ra phương

hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 – 2015; tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010, xác định Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020; tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (nhiệm kỳ 2011 – 2015).

Nội dung: Xác định “Thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri

thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính chất nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn”.

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển; vị thế của đất nước đã được nâng lên một tầm cao mới trên trường quốc tế, do đó đang tạo ra những tiền đề mới, quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH của nước ta.

Với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X…

3.2.3. Đại hội XII của Đảng

Đại hội XII sẽ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhìn lại 30 năm đổi mới, rút ra những bài học; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong 5 năm tới. Đại hội XII cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm các đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xác định “CNH, HĐH đất nước phải tiến hành qua ba bước: Tạo tiền đề, điều kiện để tiến hành CNH, HĐH; đẩy mạnh CNH, HĐH và nâng cao chất lượng CNH, HĐH...trong năm tới cần chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh bền vững; phấn đấu cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”; “Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế; những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, số bác sĩ trên 1 vạn dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo...); và những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỷ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính...)”.

3.2.4. Đại hội XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta, không chỉ trong giai đoạn 5 năm 2021 – 2025 mà cho cả những thập niên tới, cho những thế hệ tương lai của đất nước. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đổi mới, hội nhập và phát triển, phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ RÚT RA BÀI HỌC

4.1. Thành tựu

4.1.1. Về đặc trưng mô hình XHCN

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á ra đời, thực hiện nhiệm vụ quản lý đất nước, tổ chức nhân dân tiến hành cuộc Kháng chiến thần thánh chống thực dân xâm lược Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn tới việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu quá trình xây dựng, phát triển đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực thi đồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trên cơ sở nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ và học tập kinh nghiệm của các mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực trên thế giới, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam cho đến trước Đổi mới bao gồm các đặc trưng chủ yếu: Chế độ xã hội dựa trên nguyên tắc “nhân dân làm chủ tập thể”; nền kinh tế kế hoạch hóa với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu và tập thể về tư liệu sản xuất; tiến hành cách mạng văn hóa để xây dựng phát triển văn hóa, con người mới xã hội chủ nghĩa; nhà nước chuyên chính vô sản với hai chức năng, chuyên chính với kẻ thù giai cấp và xây dựng chế độ mới; các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, được đảm bảo điều kiện phát triển với việc thành lập các khu tự trị; xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước XHCN, các Đảng cộng sản, công nhân và nhân dân lao động trên thế giới theo tinh thần quốc tế vô sản; chống thực dân đế quốc và mọi hình thức áp bức dân tộc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 thắng lợi, đất nước thống nhất một nhà, cả nước bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vô vàn những khó khăn, thách thức: thành phố, làng mạc, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế bị kiệt quệ sau hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt; biên giới phía Nam, biên giới phía Bắc đều bị kẻ địch xâm phạm, phá hoại; các quốc gia thù địch bao vây, cấm vận. Đặc biệt, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chia rẽ, suy yếu và đi đến sụp đổ năm 1991 đã đặt Việt Nam vào hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, chính trong hoàn cảnh khó khăn tưởng như không có đường ra ấy, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước. Công cuộc

Đổi mới bắt đầu bằng “đổi mới tư duy”, tức là đổi mới về phương pháp tiếp cận trong nhận thức lý luận: Nhìn thẳng vào sự thật; dựa vào dân, coi trọng sáng kiến của nhân dân; coi trọng tổng kết thực tiễn; vượt qua những định kiến và sự bảo thủ trong nhận thức, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Chính là dựa trên sự đổi mới về phương pháp ấy, Đảng ta đã nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện những bài học kinh nghiệm của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới cũng như của nước ta trong thời kỳ trước Đổi mới. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta trở lại với những quan điểm quan trọng của Mác, Ăng-ghen và Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhận thức ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn về tính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thành tựu lý luận của Đảng ta trong nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội không tách rời việc xác định hệ mục tiêu với những giá trị cơ bản, quan trọng nhất mà Việt Nam hướng tới là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được hệ mục tiêu đó, Đảng ta đã chỉ ra yêu cầu nắm vững và giải quyết đúng đắn 9 mối quan hệ lớn như là điều kiện cần thiết, đảm bảo thành công. Đó là, quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới về chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

4.1.2. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng XHCN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề đầu tiên, có nghĩa như phương thức quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở những bài học thực tế của đất nước, những kinh nghiệm quốc tế và những thành tựu nghiên cứu lý luận nói chung, Đảng ta đã hình thành hệ thống lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề ra mục tiêu, nội dung và phương pháp tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện Việt Nam, bối cảnh thời đại và tuân theo quy luật chung của thế giới. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và yêu cầu phát triển bền vững; xây dựng cơ cấu hợp lý đảm bảo sự

phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, khu vực; xây dựng nền kinh tế tự chủ, hội nhập quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; xử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực phát triển đất nước.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành trong thời kỳ Đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI và được Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Đó là “nền kinh tế vận hành” đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với đặc trưng về kinh tế trong mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trong đó xác định: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển, cạnh tranh bình đẳng, hợp tác cùng phát triển theo pháp luật,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích mọi người dân làm giàu hợp pháp. Phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác. Nhà nước phát triển hệ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ NHẬN THỨC về CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại HOÁ của ĐẢNG TRONG THỜI kỳ đổi mới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)