BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu mot so bien phap giup tre tu ky hoa nhap 2012 2013 (Trang 29 - 31)

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện thực tế đề tài trên tại lớp, tôi nhận thấy: - Người giáo viên phải có lòng yêu thương, tính kiên nhẫn, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và hằng ngày cô giáo phải nói chuyện,gần gũi nhiều với trẻ. Đặc biệt là thông qua các đồ dùng đồ chơi, và các việc vặt trong lớp học.

- Cần linh hoạt, khéo léo trong quá trình tổ chức hoạt động, đảm bảo trẻ tự kỷ luôn được cùng bạn tham gia vào các giờ học cũng như vui chơi. Trong tiết dạy cô cần để ý đến trẻ hơn thường xuyên nhắc nhở trẻ, khuyến khích trẻ.

- Phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm sinh lý, tình trạng sức khoẻ của trẻ để có kế hoạch hoạt động chăm sóc và phương pháp dạy trẻ cho phù hợp.

- Trẻ không như trẻ bình thường có những biểu hiện không tự chủ được cô phải nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên nhắc nhở, giải thích cho trẻ hiểu không nên quát mắng trẻ tạo khoảng cách thân thiện giữa cô và trẻ. Khi tổ chức 1 tiết học, thời gian học của trẻ ngắn cô không nên gò ép trẻ mà phải tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái khi học. Thường xuyên đến bên cạnh vui đùa cùng trẻ, động viên trẻ đến chơi cùng bạn.

- Phải dạy trẻ từng bước một không nên hối thúc trẻ phải làm đúng theo yêu cầu của cô. Nếu hôm nay trẻ không làm được cô có thể cho trẻ thực hiện tiếp vào ngày hôm sau.

- Tuyên truyền với phụ huynh không nên giấu con mình bị mắc chứng bệnh tự kỷ: nói cho tất cả mọi người thường xuyên tiếp xúc với trẻ như người trong gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, cô giáo dạy cháu v v... để mọi người ý thức quan tâm và giúp trẻ. Cô giáo cùng phụ huynh phối hợp để đạt mục tiêu giáo dục của trẻ (chăm sóc, động viên, khuyến khích, giao việc vừa sức với trẻ, cho trẻ giao lưu với bạn bè xung quanh, phát triển nhận thức cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc...)

- Giáo viên cần phải tự học thêm tài liệu, sách báo để có thêm những kiến thức cơ bản về việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ để có thể tư vấn thêm cho phụ huynh,giúp đỡ trẻ khi cần thiết để từ đó có sự đồng nhất về biện pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Từ đó cũng sẽ giảm bớt được những khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, để “giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ” đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về tâm lý cho bản thân trẻ tự kỷ, gia đình trẻ và cả giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ.Trẻ tự kỷ cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đến lớp mẫu giáo hòa nhập để trẻ không bị bỡ ngỡ và mặc cảm khi tiếp xúc với nhiều người lạ. Trẻ bình thường cũng cần chuẩn bị những hiểu biết về bạn bị tự kỷ để trẻ biết giúp đỡ, hòa đồng cùng bạn của mình ở lớp chứ không xa lánh trêu chọc bạn.

VI. KẾT LUẬN

Trong “xã hội trẻ em” trẻ được thử sức hành động, được sống trong cuộc sống của xã hội người lớn thu nhỏ lại vì thế trẻ luôn là một chủ thể tích cực và năng động, ở đây trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè và cũng ở đây trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình hơn. Chính vì thế mà có thể nói “xã hội trẻ em” là một hình thức đầu tiên giúp trẻ được sống và làm việc cùng nhau.

Giáo dục hòa nhập là xu hướng tổ chức giáo dục đặc biệt mà Việt Nam đang theo đuổi nhằm đáp ứng nhu cầu vào quyền được giáo dục của mọi trẻ em. Để giáo dục hòa nhập thành công cần có sự phối hợp đồng bộ từ chỉ đạo quản lý, đào tạo bồi dưỡng giáo viên đến việc thực thi tại các trường, lớp. thực hiện xã hội hóa giáo dục hòa nhận cho trẻ khuyết tật trong đó có trẻ mắc hội chứng tự kỷ nhằm đảm bảo sự công bằng về giáo dục cho mọi trẻ em khuyết tật.

“Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập một trong các loại hình trường, lớp hòa nhập làm thế nào để tạo điều kiện và môi trường, cơ hội học tập bình đẳng và tình thương cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập là nhiệm vụ của mỗi một giáo viên. Vì vậy, các trường mần non sẽ không còn phân vân khi tiếp nhận chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật tại trường, lớp mầm non của mình với loại hình giáo dục hòa nhập vì như bạn đã biết, đây là loại hình giáo dục tốt nhất cho trẻ khuyết tật, nó hoàn toàn ưu việt hơn hai loại hình giáo dục bán hòa nhập và chuyên biệt.

Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng ở mỗi trẻ tuy có khiếm khuyết một phần nào đó trên cơ thể nhưng bù lại ở mỗi trẻ đều có những ưu điểm mà mỗi giáo viên chúng ta hãy giúp các em phát huy và bồi dưỡng những điểm mạnh, từ đó trẻ thấy được mình cũng như các bạn khác, cũng là những người có ích cho xã hội. Mỗi giáo viên chúng ta hãy đối xử công bằng với tất cả trẻ em. Hơn thế, những trẻ bị tự kỷ sẽ dễ bị cô đơn, dễ sống cô lập vì thế hãy quan tâm, chia sẻ với trẻ nhiều hơn nữa.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra được từ thực tế trong quá trình chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ ở lớp. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp giúp tôi có thêm những kiến thức mới để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn./.

*Kiến nghị:

+Về phía nhà trường: Tủ sách tham khảo của nhà trường ngoài các các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật thì mong phía nhà trường trang bị thêm một số tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.Trang bị một số đồ chơi dành riêng cho các bé khi có điều kiện để các bé được phát triển tốt hơn.

+Về phía các ban ngành các cấp: Mở một số lớp tập huấn cho giáo viên về cách chăm sóc và giáo dục trẻ bị khuyết tật cũng như tự kỷ để khi ở lớp có trẻ khuyết tật theo học các cô sẽ có những kiến thức nhất định để chăm sóc, giảng daỵ các cháu.

Một phần của tài liệu mot so bien phap giup tre tu ky hoa nhap 2012 2013 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w