2.6.2.4. Lớp Dây gắm (Gnetopsida)
Cây nhỏ, lá mọc đối. Gỗ thứ cấp, đôi khi có mạch thông. Nón đơn tính, cấu tạo gần như một hoa ở Hạt kín: bên ngoài noãn có vảy bọc, tương tự bao hoa, nhị (ở nón đực) không có dạng lá mà phân hóa thành chỉ nhị, bao phấn. Ngoài ra, thể giao tử cái cũng rất tiêu giảm, không phân hóa thành các tế bào, ở một vài chi không còn túi noãn bào nữa.
Những tính chất trên cho thấy lớp này có vẽ gần với ngành Hạt kín. Tuy nhiên, chúng vẫn có hạt hở, một vài tính chất gần với thực vật có hoa là kết quả của sự phát triển song song, chứ chưa thể kết
Hình 67. Ma hoàng chi .a. Cành mang các hạt đã chín .b. Cành mang nón đực .c. Nón đực .d. Nón cái có vảy bao quanh . e. Noãn bổ dọc.
Lớp này có 3 bộ:
- Bộ Ma hoàng (Ephedrales): chỉ có 1chi Ma hoàng (Ephedra) với một vài loài. Đó là những cây bụi nhỏ, thân phân nhánh nhiều, chia mấu và gióng. Lá tiêu giảm thành vảy, mọc vòng hay mọc đối ở mấu. Nón đơn tính, khác gốc, ít khi cùng gốc. Các loài Ma hoàng thường mọc ở vùng thảo nguyên, nửa sa mạc
- Bộ Dây gắm (Gnetales): có 1 chi Dây gắm (Gnetum – còn gọi là Dây sót). Thân leo, lá mọc đối, đơn nguyên, rộng, gân lông
chim, trông tựa lá của một cây Hai lá mầm trong ngành Hạt kín. Nón đơn tính, khác cây hay cùng cây. Hạt chứa nhiều tinh bột, ăn được.
Ở rừng nước ta gặp vài loài, như: Gnetum montanum Marg.f. (gắm) mọc hoang ở ở rừng nhiều nơi trong nước, dây dùng buộc thuyền bè rất chắc. Ở Côn Sơn, Nha Trang còn gặp loài
Hình 68. Gắm .1. Hình dạng chung .2. Cành mang nón đực. 3. Một hoa đực. 4. Cành mang cum hoa cái .5. Noãn bổ dọc .d. Dây sắn