CHƯƠNG 4: HỌC CÁCH CHIA SẺ
CHIA SẺ CHO NƠI NÀO?
Có 3 điều bạn cần đánh giá trước khi quyết định gửi tiền bạc, tặng phẩm và thời gian cho một nơi nào đó:
Kỹ năng
Các tiềm lực khác (thời gian, các mối quan hệ,…)
Đây là những bước thực tế giúp bạn đánh giá các lĩnh vực này và những tổ chức phi lợi nhuận nào cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Xúc cảm – động cơ thúc đẩy hành động
Để đánh giá lĩnh vực này bạn cần tự hỏi:
Điều gì gây xúc động cho tôi nhiều nhất?
Điều gì làm tôi buồn, vui, giận dữ, đầy cảm hứng, sợ hãi, yêu thương tha thiết? Hãy suy ngẫm các câu trả lời, từ đó hãy chọn lựa cho mình những cơ sở từ thiện khiến bạn xúc động và muốn ủng hộ nhiều nhất. Paul Brainerd – một nhà kinh doanh thường xuyên làm công tác từ thiện - nói rằng: “Hãy tự hỏi xem lòng nhân ái chân thật nhất của bạn xuất phát từ đâu, rồi tập trung năng lực của bạn vào các lĩnh vực đó. Tôi nghĩ điều này thật sự quan trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự nghèo đói, nhưng bạn phải cảm nhận được những xúc cảm chân thành nhất của mình, sau đó hãy quyết định giúp đỡ. Có như vậy, bạn mới có thể tạo nên sự khác biệt và hiểu được công việc mình làm có ý nghĩa sâu sắc thế nào”.
Những kỹ năng chia sẻ
Bước kế tiếp là đánh giá kỹ năng của bạn. Bạn có thể hành động một mình, với một người bạn hay với một nhóm. Hoạt động chung với một hay hai người bạn rất có ích vì họ sẽ thường xuyên giúp bạn nhận xét lại những gì bạn đã làm. Hãy lên danh sách “Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất?”, liệt kê tiềm lực kinh tế và những kỹ năng các tổ chức này đang cần. Danh mục này sẽ giúp bạn xác định được kỹ năng của mình.
Rõ ràng, càng có nhiều kỹ năng càng có ích.
Cho dù bạn chỉ biết giao tiếp, biết trồng trọt, bất kỳ kỹ năng hay sự trải nghiệm nào cũng có ích cho sự chia sẻ. Cố đưa ra càng nhiều kỹ năng càng tốt, rồi suy nghĩ bạn có kỹ năng nào
trong số những kỹ năng đó. Thí dụ, bạn có kinh nghiệm tổ chức, thế bạn thành thạo trong việc tổ chức cái gì?
Công việc văn phòng Thi đấu thể thao Tổ chức tiệc
Những công việc tình nguyện khác
Những tiềm lực bạn có thể phát huy
Khi đã biết rõ mình có kỹ năng nào và lĩnh vực nào mình muốn chia sẻ, bạn cũng cần xác định mình sẽ chia sẻ bao nhiêu. Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau đây:
Bạn có thời gian rảnh hay không? Hàng tuần bạn thường rảnh vào những lúc nào?
Bạn có thể chia sẻ những gì? (xem danh sách “Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất” để có ý tưởng).
Đoàn thể, công ty mà bạn làm việc có quyên góp được tiền, nguồn nhân lực hay tiềm lực kinh tế khác không?
Bạn có quen biết với những người có thế lực và uy tín trong những cộng đồng khác nhau không? Bạn có mời được họ tham gia tổ chức từ thiện nào không? Hoặc bạn có thể nhờ họ giúp bạn phát huy được kỹ năng của mình không ?
Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất ?
Thường thì các tổ chức này cần những người có kỹ năng sau: - Kế toán - Gây quỹ - Quản lý - Nhân sự - Quảng cáo - Tiếp thị - Viết lách
- Nói chuyện trước công chúng - Biết ngoại ngữ
- Lãnh đạo - Tổ chức
- Thiết kế (in ấn, tranh ảnh, lập trang web)
Người tình nguyện làm việc trong Hội đồng Quản trị Trợ giúp hành chính văn phòng
Người tình nguyện thuyết trình về các vấn đề hay về nhiệm vụ của tổ chức Nhân viên tư vấn tình nguyện (về bệnh AIDS, về quyền lợi phụ nữ, về khủng hoảng tâm lý…) Nhân viên tình nguyện về các sự kiện đặc biệt và gây quỹ
Nhân viên tình nguyện có kỹ năng tin học Người có kinh nghiệm và có nhiều mối quan hệ với người khác
Nhiều tổ chức cần những nguồn lực sau:
Tiền, tặng phẩm quyên góp không dành cho mục đích gì đặc biệt (thí dụ tiền quỹ để trang trải chi phí)
Điện thoại Xe cộ
Thiết bị tin học
Dịch vụ chuyên ngành khác như thực phẩm, bảng dán thông báo, biểu ngữ… Thiết bị in ấn cũ
Thời gian quản trị hành chính Sự giúp đỡ
Nơi hội họp Tiền trợ cấp
Xếp đặt lại và cân nhắc những điều trên
Sau khi bạn đã đánh giá những cảm xúc, giá trị, động cơ, xác định được kỹ năng, thời gian và những tiềm lực khác mà bạn có thể chia sẻ, bạn hãy chọn ra những ưu tiên chính về quyết định chia sẻ của mình.
Chọn một sự kiện đặc biệt, cống hiến phần lớn thời gian, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc, kỹ năng, các mối quan hệ… cho sự kiện đó. Nếu bạn cống hiến được nhiều việc làm có ý nghĩa, bạn có thể được bầu vào Ban Quản trị để tiếp tục tạo những ảnh hưởng lớn hơn cho tổ chức.
Cứ tuần tự như vậy, bạn chọn ra được nhiều tổ chức từ thiện, hết lòng góp sức với họ trong nhiều lĩnh vực. Thí dụ: bạn tình nguyện làm việc cho Hội phụ huynh học sinh của trường con bạn, trợ giúp cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quyên góp cho các tổ chức môi trường, phát động phong trào đi bộ hay đi xe đạp thay vì chạy xe máy đến sở làm (điều này vừa có lợi cho sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường, tạo bầu không khí trong lành). Hãy lên danh sách theo thứ tự giá trị các nguồn tiềm năng có ích cho cá nhân hay tổ chức mà bạn muốn