Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày ngắn gọn các xu hướng phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Nêu xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay. Xu thế đó đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Trình bày những chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929).
b. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam?
ĐỀ SỐ 8: PHÒNG GD - ĐT … PHÒNG GD - ĐT … TRƯỜNG THCS … Mã đề thi: 001 ĐỀ THI HK I – NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:... Lớp: ...
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới là
A. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc. B. Mĩ, Nga, Trung Quốc. C. Mĩ, Nhật Bản, Nga. D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
Câu 2: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Sự liên kết cao nhất của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn
liền với sự ra đời của tổ chức nào dưới đây? A. Cộng đồng than – thép châu Âu.
B. Liên minh châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Câu 4: Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. tư sản và tiểu tư sản. B. công nhân và tư sản.
C. công nhân và tiểu tư sản. D. địa chủ và tư sản dân tộc.
Câu 5: Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-cô. B. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Nhật.
D. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Câu 6: Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) chủ yếu là do
A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu. B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu. D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
Câu 7: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến
tranh lạnh (tháng 12/1989) là
A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. B. sự suy giảm thể mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.
C. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp. D. trật tự hại cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?
A. Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
B. Tạo điều kiện dẫn đến sự xuất hiện của con đường cứu nước khuynh hướng vô sản. C. Đưa tới thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...). D. Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (công nhân, tiểu tư sản,...).
Câu 1 (3,0 điểm): Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Theo em, để khắc phục những mặt tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật, Việt Nam cần phải làm gì?
Câu 2 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam từ năm 1919 đến năm 1925 phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú, và sôi nổi”.