Đại cương về từ trường Mục tiêu:

Một phần của tài liệu DienKyThuatOk (Trang 51 - 52)

- Trình bày được khái niệm về từ trường, các đại lượng đặc trưng của từ trường.

- Trình bày được khái niệm về lực từ, các hiện tượng cảm ứng từ, tự cảm và hỗ cảm.

- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo trong học tập

Nội dung chính.

1. Đại cương về từ trường Mục tiêu: Mục tiêu:

- Biết và giải thích được một số khái niệm về từtrường của nam châm vĩnh cửu

- Áp dụng giải bài tập cơ bản về từtrường và cảm ứng điện từ. - Có ý thức tự giác trong học tập

1.1. Tương tác từ

Đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện I chạy qua, thì ta thấy kim nam châm sẽ bị quay lệch đi. Khi đổi chiều dòng điện qua dây, kim nam châm lệch theo chiều ngược lại.

Mặt khác, nếu ta đưa một thanh nam châm lại gần một cuộn dây có dòng điện, thì cuộn dây có thể bị hút hoặc bị đẩy bởi thanh nam châm

Như vậy, xung quanh dây dẫn mang dòng điện có tồn tại một từ trường,

và biểu hiện của nó là tác dụng lực lên kim nam châm hay dây dẫn mang điện

khác. Lực đó gọi là lực tương tác từ

Thực nghiệm ở trên đã chứng tỏ rằng xung quanh dây dẫn mang dòng

điện, hay tổng quát hơn: xung quanh các hạt điện tích chuyển động luôn luôn tồn tại 1 từ trường. Ngược lại, từ trường cũng chỉ xuất hiện ở những nơi có điện tích chuyển động.

1.2. Khái niệm về từ trường

- Từtrường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ

thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên nam châm hay một dòng điện

đặt trong nó .

- Đặc trưng của từtrường là cảm ứng từ ký hiệu là đơn vị của cảm ứng từ

là T ( Tesla)

- Quy ước : Hướng của từtrường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm cân bằng tại điểm đó

1.3. Đường sức từ

- Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của của từ trường tại

điểm đó.

- Tập hợp các đường sức của từ trường gọi là từ phổ. Chiều của đường sức

đi ra ở cực Bắc N và đi vào ở cực Nam S

- Quy ước : Vẽcác đường cảm ứng từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì

các đường sức dày và chỗ nào từtrường yếu thì các đường sức từthưa .

Hình 3.1: Đường sức từ

Một phần của tài liệu DienKyThuatOk (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)