Tình trạng bảo tồn:
CITES (2000) : Không Nghị định 48 (2002) : Không Danh lục Đỏ IUCN (2003) : Không Sách Đỏ Việt Nam (2004) : Không
Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài thân trung bình 82mm (cá thể đực lớn nhất: 105mm, cá thể cái lớn nhất: 100mm). Đầu rộng, mõm tù, nếp thái dương to chạy từ sau mắt đến gần chân trước. Màng nhĩ không rõ. Lưng mầu xám hay xám nâu pha những vết vàng nhạt, con non có mầu nâu đỏ. Trên lưng có những mụn cóc lớn hình bầu dục chạy gần thẳng hàng, trên mỗi mụn cóc có từ 2-3 đôi khi hơn những gai đen nhỏ. Giữa hai mụn cóc lớn có từ 1-5 mụn cóc nhỏ xếp xít nhau. Mặt trên các chi có nhiều vết xám to chạy ngang. Phần ngực, bụng và trên ngón I và II chân trước của con đực có nhiều gai nhỏ đen.
Nơi sống : Sống ở các suối chảy sâu trong rừng, tập trung ở đầu nguồn nơi có nhiều đá to, ít nước.
Thức ăn : Kiếm ăn ban đêm, thích ngâm mình trong nước rình mồi. Thức ăn gồm côn trùng cánh cứng, sâu non, ấu trùng chuồn chuồn, dán rừng, gọng cua...
Mùa sinh sản : Đẻ trứng từ tháng VIII đến tháng XI, ở suối nơi nước chảy chậm mỗi lần khoảng 200-300 trứng đường kính 3,5-3,7mm. Nòng nọc phát triển trong nước.
Phân bố : Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Giá trị sử dụng : Là nguồn thực phẩm của nhân dân vùng núi, số lượng còn ít vì săn bắt quá mức.