• Điều khoản về đối tượng hợp đồng:
Phải nêu tên đối tượng hàng hóa vận chuyển, loại hàng, đặc điểm… (tươi sống, dễ vỡ, dễ cháy nổ, hàng quý,…) trọng lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển và tổng trọng lượng vận tải, cự li
chuyên chở… để cho các bên chuẩn bị cho quá trình vận chuyển;
Một số hàng hóa cần phải xin phép vận chuyển như các hàng siêu trọng, hàng hóa có cách ly đặc biệt như hàng dễ vỡ, dễ cháy nổ… hàng quý cần bảo vệ đặc biệt như vàng, kim cương.
• Điều khoản về phượng tiện vận chuyển: Phải ghi rõ loại phương tiện (ô tô, máy bay, xà lan, tàu
thuỷ, xe lửa). Trong các loại phương tiện phải ghi rõ chủng loại của phương tiện, chẳng hạn có mui,
không mui (đối với toa xe lửa, sà lan, ô tô), tự dỡ hàng (ô tô), có các thiết bị bảo vệ đặc biệt (máy
lạnh, máy
hút ẩm).
• Điều khoản về an toàn vận chuyển: Phải có máy lạnh (hàng tươi sống), phải vệ sinh phương tiện
(hàng thực phẩm, hàng dễ bắt mùi), phải có che phủ (hàng sợ ướt), phải có thiết bị phòng chống
(hàng dễ cháy nổ), phải có xe đặc chủng (tiền, hàng quý, hàng siêu trường, siêu trọng).
29
4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)
• Điều khoản về giao nhận hàng hóa:
Hợp đồng phải ghi cụ thể và chính xác địa điểm, ngày giờ giao nhận để các bên phối hợp nhịp nhàng, đồng thời làm cơ sở cho việc tính cự li, nhiên liệu, cước;
Nếu các nơi giao nhận khó đưa phương tiện vào, phải tổ chức trung chuyển thì phải ghi rõ
phương tiện vận tải trung gian là gì, ai là người thực hiện, nếu cần kho trung chuyển thì phải ghi rõ loại kho, giá thuê và ai là người thực hiện;
Hợp đồng phải ghi rõ phương thức giao nhận. trong thực tế có các phương pháp giao nhận và
phải quy định rõ người có trách nhiệm chuyển giao;
Phải quy định rõ các giấy tờ bàn giao, các văn bản xác nhận sự chuyển giao hợp pháp này, quy định cách giải quyết các trục trặc trong chuyển giao;
Bên nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ khi nhận, nếu thấy có nghi vấn phải lập biên bản, có xác nhận của bên vận tải để làm căn cứ giải quyết.