30• Điều khoản về áp tải: Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, phải ghi rõ vào hợp đồng Nếu chủ hàng

Một phần của tài liệu SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI. ThS. Ngô Linh Ngọc. Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội (Trang 30 - 52)

Điều khoản về áp tải: Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, phải ghi rõ vào hợp đồng. Nếu chủ hàng

có cử áp tải, bên vận tải không chịu trách nhiệm về chi phí dọc đường cho người áp tải, những mất

mát dọc đường và các trở ngại về thiếu giấy tờ, thủ tục của hàng hóa. Các trường hợp sau đây, chủ

hàng nhất thiết phải cử áp tải: Hàng quý (kim cương, vàng, bạc) và tiền; Hàng tươi sống phải chăm lo

dọc đường; Hàng nguy hiểm (cháy, nổ); Súng ống, đạn dược; Linh cữu, hài cốt.

Điều khoản về xếp dỡ hàng hoá: Phải ghi rõ ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa, phí tổn xếp dỡ do ai chịu (chủ hàng nơi đi, nơi đến). Thời gian, phương tiện xếp dỡ ở hai đầu hoặc có hay không có

trung chuyển cũng cần được thoả thuận và ghi đầy đủ trong hợp đồng.

31

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Điều khoản về cước, phụ phí vận tải và thanh toán:

 Trong vận tải, ngoài giá cước chính, bên vận tải còn phải chi các phụ phí như: Phí tổn điều phương tiện, phí qua cầu, phí đường cao tốc, phí chuyển tải (từ đường bộ xuống đường sông,

sang đường sắt và ngược lại), phí tổn vật dụng chèn lót, chuồng cũi (nếu chở súc vật sống), cảng phí, hoa tiêu phí (với đường thuỷ), lệ phí bến đỗ (với đường bộ)...

 Giá cước chính được tính theo đơn vị nào như: Đồng/tấn - km, đồng/ người - km, đồng/chuyến.

Cự li vận chuyển giữa đi và đến cần được xác định theo cự li tính cước. Nếu cần có thể tính riêng

chuyến đi và về khác biệt nhau.

Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quy định rõ trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

 Trách nhiệm tinh thần;

 Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện;

 Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng.

Điều khoản chế tài hợp đồng: Các điều khoản miễn trách, các điều khoản thương lượng và các trường hợp xử lý trước tòa.

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Điều khoản về tranh chấp hợp đồng (các chế tài cho hợp đồng)

 Các điều khoản miễn trách;

 Các điều khoản thương lượng;

 Các trường hợp xử lý trước tòa.

Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

33

Khái niệm

Hợp đồng kinh tế dịch vụ là sự thỏa thuận của hai bên về việc bên nhận dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ xác định yêu cầu đối với dịch vụ và trả tiền dịch vụ phí theo thỏa thuận của hai bên.

Phân loại

Thông thường các hoạt động dịch vụ các doanh nghiệp thường đi thuê là:

• Dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị;

• Dịch vụ sửa chữa các công trình kiến trúc,

nhà xưởng; • Các dịch vụ vệ sinh; • Các dịch vụ bảo vệ, an ninh; • Các dịch vụ sinh hoạt khác kể cả dịch vụ công nghiệp. 4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

34

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Các công việc dịch vụ rất đa dạng, phức tạp, đôi khi là những công việc nhỏ lẻ và không được tiêu chuẩn hóa rõ ràng, vì vậy người soạn thảo cần xác định rõ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ rõ ràng. Nếu không có tiêu

chuẩn chất lượng thì cần xác định rõ

yêu cầu chất lượng dịch vụ thế nào

để có cơ sở nghiệm thu sau này.

Hoạt động dịch vụ cần có sự phối hợp giữa hai bên

rất chặt chẽ, vì vậy cần chỉ ra người lãnh đạo có đủ quyền lực giải quyết phụ trách trực tiếp.

Các công việc dịch vụ có nhiều khoản chi phí khác

nhau và phạm vi khoán cũng khác nhau, vì vậy người soạn thảo cần phải xác định rõ các loại chi phí đó là gì và có các

tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo hay không.

35

Nội dung của hợp đồng dịch vụ

• Tên các dịch vụ;

• Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành;

• Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ;

• Chi phí cho dịch vụ;

• Nghiệm thu dịch vụ;

• Bảo hành dịch vụ;

• Thanh toán dịch vụ;

• Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản chế tài hợp đồng.

36

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

Tên các dịch vụ: Xác định cụ thể tên dịch vụ, số lượng, chủng loại, quy cách, khối lượng, hoặc nội dung công việc dịch vụ. Về số lượng cần thống nhất cách xác định, vì đây là cơ sở tính các chi phí dịch vụ. Về chất lượng nếu có tiêu chuẩn đánh giá thì các bên cần thống nhất cụ thể, nếu

không có tiêu chuẩn chất lượng thì cần nêu rõ yêu cầu dịch vụ cần phải đạt được. Cần xác định rõ

phạm vi dịch vụ diễn ra để có các biện pháp đảm bảo cho các hoạt động có liên quan khác.

Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành: Nếu công việc phức tạp và chia thành

nhiều công đoạn thì cần ghi rõ tiến độ thực hiện. Nếu công việc có thể thực hiện gọn thì chỉ ghi rõ

thời gian hoàn thành. Cần xác định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc dịch vụ, nếu có sự linh

Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ: Cần quy định:

Bên nào chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, phụ tùng đặc chủng khó kiếm trên thị trường. Thời gian

phải cung cấp và ghi rõ phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư đó. Vật tư cũ, hỏng tháo dỡ ra do

bên nào thu hồi, giá thu hồi, nếu phải chuyên chở đi thì ai chịu chi phí đó.

Chi phí cho dịch vụ: Hai bên cùng thoả thuận chi phí của dịch vụ bao gồm các loại nào sau đây: Chi phí cho vật tư nguyên nhiên vật liệu, chi phí cho các loại thiết bị, dụng cụ lao động, chi phí cho

lao động thực hiện các dịch vụ, các chi phí khác nếu có. Nếu các chi phí trên xác định quá phức tạp

thì có thể xác lập bản dự toán cho dịch vụ và làm thành phụ lục của hợp đồng. Hai bên thống nhất tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và đồng tiền dùng để thanh toán.

Nghiệm thu dịch vụ: Hai bên phải quy định rõ thể thức nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, thành

phần nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, các văn bản xác lập trong nghiệm thu. Nếu dịch vụ được nghiệm thu thành nhiều lần thì cần quy định rõ các lần nghiệm thu cụ thể và các văn bản nghiệm

thu của từng lần, nghiệm thu tổng thể.

37

38

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

Bảo hành dịch vụ: Hai bên phải ghi rõ thời gian bảo hành tính từ ngày thực hiện xong hợp đồng,

và phải ghi rõ trách nhiệm từng bên khi xảy ra hư hỏng trong thời gian bảo hành, và trách nhiệm khắc phục các hư hỏng xảy ra. Hai bên cần quy định đảm bảo vật chất cho bảo hành dịch vụ và các

ràng buộc đối với đảm bảo này.

Thanh toán dịch vụ: Hai bên cần ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau, thanh toán làm bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu, các điều kiện ràng buộc cho mỗi lần thanh toán và tổng quyết

toán cho dịch vụ (cần quy định rõ các chi phí phát sinh hợp pháp cho dịch vụ và các văn bản minh

39

Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng: Hợp đồng kinh tế dịch vụ cần phải quy định rõ

trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng. Đây là những cam kết cụ thể về quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh mọi điều khoản thoả thuận. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

 Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận;

 Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bện phải cam kết phối hợp đầy đủ trong

thực hiện hợp đồng như: thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong

thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện;

 Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp

hành động.

Điều khoản chế tài hợp đồng: Các bên phải xác định các chế tài cho hợp đồng để các bên phải có trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng. Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

 Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài

ngày;

 Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên

phải gặp nhau để thương lượng. Nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay

hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng;

 Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

41

Khái niệm

Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị và cá nhân khoa học với nhau hoặc với các doanh nghiệp về việc

nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thiết kế, thử nghiệm, lắp ráp, vận hành, hiệu chỉnh

và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

42

• Bên nhận hợp đồng có nghĩa vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu theo đúng yêu cầu của bên giao hợp đồng, bên giao hợp đồng có nghĩa vụ xác định chính xác các yêu cầu nghiên cứu và trả chi phí nghiên cứu theo sự thỏa thuận của các bên.

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật có rất nhiều loại như: Nghiên cứu cơ bản,

nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, các bên cần xác định phạm vi nghiên cứu rõ ràng.

• Hoạt động nghiên cứu khoa học rất phức tạp và có hàm lượng chất xám cao, người soạn thảo hợp đồng cần quán triệt các đặc điểm sau đây vào các điều khoản của hợp đồng.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

43

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

KĨ THUẬT

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật rất khó đánh giá kết quả nghiên cứu,

khó chủ động điều tiết tiến độ và chi phí cho hợp đồng, vì vậy các bên cần tính toán và dự tính các tình huống có thể xảy ra để tính chính xác các chi phí.

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện, các bên cần quy định rõ trách nhiệm đối với thực hiện hợp đồng.

• Các chủ thể ký hợp đồng ở phần này cũng không nhất thiết là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,

mà có thể là cá nhân nhà khoa học hoặc một nhóm các nhà khoa học đứng ra nhận

44

Soạn thảo nội dung hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật

Soạn thảo hợp đồng theo mẫu và chú ý các điều khoản sau:

• Đối tượng của hợp đồng;

• Thời hạn phải hoàn thành;

• Chi phí cho nghiên cứu;

• Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng;

• Bảo mật cho nghiên cứu;

• Bản quyền của đề tài;

• Nghiệm thu kết quả nghiên cứu;

• Thanh toán;

• Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản chế tài hợp đồng (tranh chấp hợp đồng).

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

45

Đối tượng của hợp đồng: Cần nêu rõ các tên công việc nghiên cứu hoặc triển khai, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và kết quả cuối cùng phải đạt được bằng hiện vật,

công trình nghiên cứu hoặc một hình thức nhất định.

Thời hạn phải hoàn thành: Phải xác định rõ thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời gian nào và phải được hoàn tất đến hết ngày tháng năm nào. Nếu việc nghiên cứu lâu dài, phức tạp, phải quy định thời hạn hoàn thành từng phần việc thì cần quy định rõ thời gian từng

giai đoạn công việc và các sản phẩm đạt được của từng giai đoạn đó.

Chi phí cho nghiên cứu: Các bên phải xác định rõ chi phí cho từng hoạt động của

nghiên cứu. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn như: giai đoạn triển khai nghiên cứu,

giai đoạn thu thập tài liệu, giai đoạn xử lý tài liệu, giai đoạn hoàn chỉnh và nghiệm thu thì cần chỉ rõ chi phí cho mỗi giai đoạn đó như thế nào. Cuối cùng chỉ rõ tổng chi phí cho

nghiên cứu, có điều kiện ràng buộc gì không.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

46

Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng: Có văn bản hướng dẫm cụ thể chi tiết

nghiên cứu hay không và có cần cán bộ đến hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng không, có cần tập huấn cho những những người thực hiện không.

Bảo mật cho nghiên cứu: Các bên phải quy định rõ trách nhiệm bảo mật cho đề tài nghiên cứu

và quy định rõ thời gian cần giữ bí mật cho nghiên cứu ngay cả khi nghiên cứu đã hoàn thành.

Bản quyền của đề tài: Cần quy định rõ bản quyền của đề tài thuộc về ai. Theo thông lệ bản quyền của đề tài thuộc về bên thuê nghiên cứu. Các bên cần quy định các giải pháp bảo vệ bản quyền của đề tài.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

47

Nghiệm thu kết quả nghiên cứu: Cần quy định cụ thể thành phần hội đồng nghiệm thu, cách thức nghiệm thu, thời gian nghiệm thu. Các bên phải thống nhất cách thức phản biện

nghiên cứu và người phản biện nghiên cứu.

Thanh toán: Phải ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và thanh toán bằng đồng tiền nào. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn thì phải chỉ rõ tạm ứng bao nhiêu lần và

các ràng buộc của mỗi lần tạm ứng, các chứng từ cho mỗi lần tạm ứng. Thanh quyết toán nghiên cứu vào lúc nào và các văn bản dùng trong thanh quyết toán nghiên cứu.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI

48

Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng: Phải ghi rõ trách nhiệm của các bên về các

lĩnh vực sau:

 Trách nhiệm tinh thần: các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận;

 Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: các bên phải cam kết phối hợp đầy đủ trong

thực hiện hợp đồng như: thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong

Một phần của tài liệu SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI. ThS. Ngô Linh Ngọc. Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)