Kiến nghị chung

Một phần của tài liệu Đề tài: CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT CHO HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ TẠI HÀ TĨNH SAU TRẬN LŨ KÉP 2010 ppt (Trang 54 - 55)

Chính quyền các cấp cần tiếp tục phát huy và thực thi các chính sách hỗ trợ tích cực để khắc phục thiệt hại do bão lũ, đồng thời phải tập trung mạnh mẽ hơn nữa công tác phòng ngừa và và giảm nhẹ thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng, bảo vệ sản xuất, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, chính quyền địa phương các cấp cần coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và chủ động phòng tránh.

Trong việc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, chính sách của chính quyền địa phương cần chú trọng tới các hình thức hỗ trợ: cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ dân sinh và phục hồi sinh kế trên cơ sở sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực hỗ trợ về tài chính và vật chất. Để tăng mức độ tiếp cận các hỗ trợ cho người dân, chính quyền các cấp cần tranh thủ các hỗ trợ từ Trung ương, chủ động tìm kiếm các nguồn hỗ trợ thông qua vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, chính quyền các cấp phát huy vai trò của cộng đồng trong ứng cứu, ổn định đời sống dân sinh và phục hồi sản xuất.

Đối với hỗ trợ phục hồi sản xuất, chính sách của tỉnh cần điều chỉnh để bao phủ cả nhóm đối tượng là các hộ sản xuất, chăn nuôi quy mô nhỏ. Những hộ này có mức thiệt hại thấp so với các hộ sản xuất, chăn nuôi quy mô tập trung, nhưng tỷ trọng các hộ này trong các huyện thường gánh chịu lũ lụt rất cao, do vậy việc hỗ trợ cho nhóm đối tượng này rất cần thiết để đảm bảo phục hồi điều kiện sống cũng như sản xuất, giảm nguy cơ tái nghèo ở địa phương. Sự điều chỉnh chính sách này vẫn hoàn toàn phù hợp với các quy định của trung ương, chẳng như Quyết định 142/2009/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Để bao phủ được nhóm đối tượng hỗ trợ rộng hơn, chính quyền các cấp cần cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất, chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm phục hồi sinh kế, phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình, và nhờ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương. Do đó, với mỗi cấp chính quyền cần có sự điều chỉnh chính sách và thực thi chính sách để đảm bảo các hộ sản xuất quy mô nhỏ có khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Ngoài ra, để chính sách đáp ứng và phù hợp với nhu cầu địa phương, chính quyền cấp tỉnh và huyện cần xây dựng chính sách theo nguyên tắc từ dưới lên, tham vấn nhu cầu của cấp dưới và có sự tham gia của người dân.

Phần kiến nghị dưới dây, nhóm nghiên cứu đề xuất một số gợi ý cho từng cấp chính quyền (từ Trung ương đến địa phương) cũng như cho các nhà tài trợ về chính sách hỗ trợ các hộ nông nghiệp quy mô nhỏ sau lũ lụt:

Một phần của tài liệu Đề tài: CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT CHO HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ TẠI HÀ TĨNH SAU TRẬN LŨ KÉP 2010 ppt (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w