BỐ CỤC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRUNG TÂM XÃ VÀ

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TIÊN LỮ - HUYỆN LẬP THẠCH (Trang 60 - 65)

TÂM XÃ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN

1. Bố cục kiến trúc

1.1. Cơ cấu tổ chức không gian

- Trên cơ sở phương án cơ cấu sử dụng khu vực quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1000 được thể hiện cụ thể hóa, hoàn thiện một khu trung tâm xã theo các quan điểm chung:

- Tận dụng và chỉnh trang các công trình và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, khai thác triệt để cảnh quan môi trường, địa hình, tránh san ủi nhiều gây xáo trộn lớn.

điểm nhấn cho khu vực quy hoạch.

- Các công trình nhà sẽ bố trí chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông của khu vực quy hoạch này để khai thác tối đa lợi thế về hạ tầng và giá trị đất đai.

- Quy hoạch tạo mặt bằng để đầu tư các công trình lồng ghép các dự án khác nhau về lâu dài để tạo được một khu trung tâm xã hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu phát triển KT – XH.

2. Quy hoạch sử dụng đất

2.1. Cơ cấu sử dụng quỹ đất

Bảng 30 Bảng cơ cấu sử dụng đất khu trung tâm xã

Diện tích Tỷ lệ Stt Loại đất (m2) (%) 1 Công trình công cộng 31.950 21,25 1.1 UBND xã Tiên Lữ 4.722 1.2 Công trình giáo dục 24.225

1.3 Công trình nhà văn hóa trung tâm 3.003

2 Đất cây xanh, TDTT 22.406 14,90

2.1 Cây xanh công viên 1.800

2.2 Ao hồ, mặt nước cảnh quan 9.977

2.3 Sân vận động 10.629

3 Đất dân cư 49.645 33,01

3.1 Đất dân cư hiện có 26.940

3.2 Đất dân cư quy hoạch 22.705

4 Đất giao thông 46.378 30,84

Tổng 150.379 100,00

2.2. Giải pháp phân bổ quỹ đất theo chức năng và cơ cấu tổ chức không gian

Các định hướng phát triển không gian của khu vực quy hoạch được xây dựng trên cơ sở sau:

- Các công trình nhà ở sẽ bố trí chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông của khu vực quy hoạch để khai thác tối đa lợi thế về hạ tầng và giá trị đất đai. Nhà ở dọc theo các tuyến đường này sẽ là nhà liền kề kết hợp với các hoạt động dịch vụ thương mại.

- Các công trình công cộng như SDTT, trường học được bố trí ở vị trí trung tâm và đảm bảo thuận lợi về giao thông cũng như bán kính phục vụ.

- Các công trình xây mới với hình thức đơn giản, hiện đại mang tính chất bản địa phù hợp với không gian trong khu vực, mái các công trình được lợp màu đỏ, chiều cao tối đa trong khu vực không quá 3 tầng.

2.3. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc

Trên cơ sở mặt bằng hiện trạng trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch, phương án quy hoạch giao thông, bố trí phân khu chức năng và sắp xếp các hạng mục công trình như sau:

- Các công trình hiện trạng giữ lại, nâng cấp, cải tạo: Trụ sở UBND – HĐND xã, trường mầm non.

- Xây dựng mới: Nhà văn hóa trung tâm xã

+ Khối hành chính xã: Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND: giữ nguyên vị trí cũ, nâng cấp cải tạo những công trình đã xuống cấp. Tổng diện tích khu đất là 4.901m2.

+ Trường tiểu học: Quy hoạch mở rộng diện tích trường tiểu học tiên Lữ (thêm 1.494 m2), diện tích sau mở rộng là 7.895 m2.

Trường trung học cơ sở: Quy hoạch mở rộng diện tích trường THCS ( thêm 4.301 m2), diện tích sau khi mở rộng là 10.465 m2.

+ Sân thể thao trung tâm: Mở rộng diện tích sân thể thao trung tâm xã trên vị trí cũ, diện tích quy hoạch là 10.000 m2.

+ Bố trí các lô đất ở mới với diện tích trung bình 100 m2 - 250 m2 và chiều rộng mặt tiền từ 6-15m.

2.4. Các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, VSXD, quản lý xây dựng

2.4.1. Về kiến trúc

Các công trình phải đảm bảo được mỹ quan chung của khu vực, đảm bảo được chiều cao quy định, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.

2.4.2. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Các tuyến đường ống cấp nước, thoát nước, cáp thông tin liên lạc phải được bố trí ngầm dưới lòng đường, vỉa hè. Các đường dây cấp điện phải đảm bảo chiều cao và khoảng cách an toàn đối với các lô đất xây dựng công trình.

2.4.3. Về vệ sinh môi trường

Bố trí rải rác các điểm thu gom rác thải trên các trục giao thông, khu cây xanh TDTT sau đó vận chuyển đến các trạm xử lý chung của khu vực.

2.4.4. Quản lý xây dựng

Đơn vị quản lý xây dựng có trách nhiệm quản lý chăt chẽ các yêu cầu đề ra sau khi quy hoạch được phê duyệt.

3. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kĩ thuật

3.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông

Các tuyến đường trong khu trung tâm được vạch trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường toàn xã. Giải pháp lòng đường rộng tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông thuận tiện nhất.

- Tuyến đường tỉnh lộ theo định hướng phát triển giao thông của tỉnh và Quốc gia. - Các tuyến đường liên xã, liên thôn có chiều rộng đường 7,0 m, chiều rộng mặt đường 3,5m, lề đường mỗi bên 1,75m.

- Cao độ mặt đường được thiết kế phù hợp với cao độ nền của toàn khu vực. Ta tận dụng các lại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng.

3.2. Quy hoạch hệ thống cấp điện

3.2.1. Hiện trạng

Nguồn điện cấp cho khu trung tâm xã: lấy từ trạm biến áp thôn Quẵng có công suất trạm 250KVA -10/0,4 KV.

3.2.2. Định hướng quy hoạch mạng lưới cấp điện khu trung tâm 3.2.2.1 Quy hoạch mạng lưới trung áp

Đường dây 10 KV đi qua trung tâm xã Tiên Lữ. Đoạn đi qua khu dân cư cần phải thay dây dẫn có bọc cách điện để đảm bảo an toàn cho mọi người.

3.2.2.2 Mạng lưới điện sinh hoạt

Toàn bộ hệ thống điện hạ thế cấp cho khu trung tâm xã được bố trí trên cột bê tông dọc theo các tuyến đường giao thông. Mạng lưới điện sinh hoạt được cấp điện bởi trạm biến áp công suất 250 KVA hiện có.

3.2.2.3 Mạng lưới điện chiếu sáng công cộng`

Mạng lưới chiếu sáng đường được xây dựng mới dọc theo các đường quy hoạch đi chung với luới hạ thế trên cột bê tông thép.

3.3. Quy mô hệ thống cấp nước khu trung tâm

3.3.1. Xác định nhu cầu dùng nước

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: lượng nước dùng trong sinh hoạt giữa các ngày trong năm và giữa các giờ trong ngày không đồng đều. Hệ thống cấp nước phải đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ nước tới đối tượng sử dụng. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống cấp nước sẽ tính toán cho ngày dùng nước lớn nhất trong năm và ngày dùng nước lớn nhất trong trường hợp có cháy.

3.3.2. Định hướng quy hoạch mạng lưới cấp nước

Xây dựng trạm cấp nước sạch nông thôn với công suất 1000 m3/ngày.đêm. Mạng lưới cấp nước được thiết kế theo dạng mạch vòng theo các trục chính kết hợp với các nhánh cụt theo các đường phụ để đảm bảo kinh tế và cấp nước đến từng đối tượng dùng nước. Các tuyến ống phân phối chính vạch theo mạng lưới đường chính có tiết diện đường ống Ф200-Ф150. Các tuyến ống dịch vụ đi theo mạng lưới đường phụ của mạng lưới đường trong toàn xã có tiết diện đường ống Ф50-Ф40. Hệ thống đường ống được bố trí dưới hè đường.

3.4. Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước

3.4.1. Giải pháp quy hoạch mạng lưới thoát nước

Hướng dốc chung của địa hình là dưới 4% từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hiện tại địa hình trên địa bàn xã chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chủ yếu thoát tự nhiên xuống các ao đầm theo các máng thủy lợi thoát ra sông. Để đảm bảo thoát nước mưa và nước sinh hoạt vệ sinh mối trường. Giảỉ pháp quy hoạch:

- Hướng thoát nước chủ yếu theo hướng dốc của địa hình, độ dốc rãnh theo độ dốc đường để đảm bảo kinh tế và hạn chế khối lượng đào đắp.

- Hệ thoát nước trong khu vực dân cư được xây dựng trên vỉa hè các tuyến đường giao thông sau đó thoát ra đầm.

3.4.2. Định hướng quy hoạch mạng lưới thoát nước

Quy hoạch chung mạng lưới thoát nước được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch chung của toàn xã.

Hệ thống thoát nước hệ thống thoát nước chung. Nước thải tại các khu dân cư được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thoát nước chung. Sử dụng hệ thống rãnh xây gạch nắp đậy tấm đan bê tông trên vỉa hè các tuyến đường giao thông và sau đó đổ ra hệ thống sông ngòi trong xã.

Tiết diện rãnh thoát nước: cống xây gạch có nắp đan bê tông có tiết diện: B400, B500, B600.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TIÊN LỮ - HUYỆN LẬP THẠCH (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)