BĐKN câm về tỉ lệ giới tính của quần thể

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG QUẦN THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 69 - 74)

Từ một BĐKN hoàn chỉnh sẽ tạo ra nhiều BĐKN ở những dạng khác nhau. Tùy theo mục đích, nội dung, điều kiện DH và trình độ nhận thức của HS để phát huy tối đa hiệu quả hệ thống BĐKN đã xây dựng trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực của HS.

2.5. Quy trình sử dụng BĐKN trong việc hình thành và phát triển KN sinh học quần thể quần thể

Các bước thực hiện Vai trò của GV

Vai trò của HS

Nội dung / Tri thức mới

Bước 1. Định hướng hoạt động: GV ra câu hỏi hoặc phiếu học tập hay lệnh hoạt động… kết hợp với cung

Hướng dẫn Tự nghiên

cứu

cấp các BĐKN đã được tùy biến.

Bước 2. HS tự nghiên cứu Tổ chức Tự thể hiện.

Tri thức của cá nhân HS về KN sinh học quần thể

Bước 3. Thảo luận nhóm

Điều khiển, trọng tài, cố vấn. Thể hiện qua nhóm. Tri thức của tập thể về KN sinh học quần thể (nhóm, tổ, lớp) Bước 4. Kết luận, chính xác hoá kiến thức Phân tích, tổng hợp, kết luận. Tự kiểm tra,tự điều chỉnh - Tri thức về KN sinh học quần thể - Đưa KN vào hệ thống

Bước 5. Vận dụng Kiểm tra,

đánh giá Tự thể hiện sáng tạo Vận dụng vào thực tiễn bảo vệ quần thể và đời sống sản xuất

2.6.1. Sử dụng BĐKN trong khâu dạy kiến thức mới

(Sử dụng BĐKN dạng khuyết KN để dạy KN “Chuyển hóa vật chất và năng

lượng” của quần thể sinh vật)

Bước 1: GV cung cấp BĐKN dạng khuyết KN về đặc trưng “chuyển hóa vật chất và năng lượng” của quần thể (hình 2.21). GV yêu cầu HS đọc nội dung tài liệu, đọc BĐKN , thảo luận nhóm và hoàn thành những KN còn khuyết của bản đồ.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bản đồ, mỗi HS tự đọc kiến thức trong tài liệu. Bước 3: Các em thảo luận, điền các KN tương ứng vào các ô khuyết KN. Bước 4: GV gọi các nhóm trình bày PHT, các nhóm tự điều, tự kiểm tra. GV cung cấp đáp án, kết luận kiến thức, đưa KN vào hệ thống (xem hình 2.16).

Bước 5: Luyện tập và vận dụng KN.

2.6.2. Sử dụng BĐKN trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức

( Sử dụng BĐKN khuyết từ nối trong củng cố, hoàn thiện kiến thức phần đặc trưng “sinh trưởng và phát triển” của quần thể)

Bước 1: GV cung cấp BĐKN khuyết từ nối về đặc trưng “sinh trưởng và phát triển” của quần thể (hình 2.22). GV yêu cầu HS hoàn thành bản đồ cùng với sự trợ giúp của tài liệu.

Bước 2: HS đọc tài liệu, nghiên cứu BĐKN GV cung cấp

Bước 3: Thảo luận nhóm, điền vào những chỗ khuyết của BĐKN

Bước 4: GV gọi các nhóm trình bày PHT, các nhóm tự điều, tự kiểm tra. GV cung cấp đáp án, kết luận kiến thức, đưa KN vào hệ thống (xem hình 2.17).

Bước 5: Luyện tập và vận dụng KN.

2.6.3. Sử dụng BĐKN trong khâu kiểm tra, đánh giá

( Sử dụng BĐKN câm về tỉ lệ giới tính trong khâu kiểm tra đánh giá)

Bước 1: Nội dung câu hỏi GV giao cho HS: sử dụng cấu trúc bản đồ câm và nghiên cứu tài liệu, hoàn thành BĐKN câm về tỉ ệ giới tính (hình 2.24).

Bước 2: HS nghiên cứu BĐKN câm và đọc tài liệu để hoàn thiện bản đồ. Bước 3: HS thảo luận nhóm cùng hoàn thành BĐKN.

Bước 4: GV gọi các nhóm trình bày PHT, các nhóm tự điều, tự kiểm tra. GV cung cấp đáp án, kết luận kiến thức, đưa KN vào hệ thống (xem phụ lục số 4).

Bước 5: Luyện tập và vận dụng KN.

Tóm tắt chương 2

Chương này trình bày các kết quả thu được từ việc phân tích sự hình thành và phát triển KN CĐTCS quần thể trong DH SH 12 THPT, nghiên cứu và sử dụng phần mềm IHMC Cmap Tools để xây dựng hệ thống BĐKN CĐTCS quần thể trong chương trình Sinh học 12 THPT. Đề xuất quy trình hình thành và phát triển KN, phương pháp sử dụng BĐKN trong việc hình thành và phát triển KN CĐTCS quần thể.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích TN

Nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.

3.2. Nội dung TN

Chúng tôi đã soạn 4 giáo án mẫu (4 tiết dạy TN) thể hiện nội dung KN CĐTCS quần thể và phương pháp sử dụng BĐKN để đưa vào TN sư phạm như sau (xem phụ lục 2):

STT Bài Số tiết

1 Bài 36 – SH 12 Hình thái và cấu trúc của quần thể 1

2 Bài 37 - SH 12 Cấu trúc của quần thể (tiếp theo) 1

3 Bài 38- SH 12 Các chức năng sống của quần thể 1

4 Bài 39- SH 12 Các chức năng sống của quần thể (tiếp theo) 1 Chúng tôi đã soạn 4 đề kiểm tra và đáp án để kiếm tra chất lượng học tập của HS trước và sau TN (xem phụ lục 3). Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm, tiêu chí.

3.3. Phương pháp TN

3.3.1. Chọn trường TN

TN được tiến hành trong năm học 2012 - 2013, ở học kỳ 2 lớp 12. Chúng tôi chọn 186 HS ở 2 trường trên địa bàn huyện (THPT Lê Chân, THPT Đông Triều), mỗi trường chọn 2 lớp: 01 lớp ĐC và 01 lớp TN.

- THPT Lê Chân: Lớp TN là 12C3 có 45 HS, lớp ĐC là 12C5 có 46 HS, GV giảng dạy là cô Nguyễn Thị Thủy.

- THPT Đông Triều: Lớp TN là 12C1 có 47 HS, lớp ĐC là 12C2 có 46 HS, GV giảng dạy là cô Hồ Thị Vân Anh.

3.3.2. Chọn HS TN

Qua điều tra cơ bản, chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp, 1 lớp TN và 1 lớp ĐC. Số lượng, trình độ và chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau

(dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm). Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 186 HS, trong đó lớp TN là 92 HS và lớp ĐC là 94 HS.

3.3.3. Chọn GV dạy TN

GV tham gia TN là những GV có thâm niên và trình độ giảng dạy tương đối đồng đều và đã khá thành thạo việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

Chúng tôi tiến hành thỏa luận và thống nhất ý đồ về phương pháp và tiến trình thực hiện PPGD với GV dạy TN, có rút kinh nghiệm trước khi dạy TN chính thức.

3.3.4. Phương án TN

Phương án TN song song cứ một lớp ĐC một lớp TN trong cùng một trường, chỉ khác nhau ở chỗ lớp ĐC, GV dạy theo giáo án do chính GV tự thiết kế một cách bình thường, còn lớp TN, GV dạy theo theo tư tưởng mà giả thuyết khoa học của đề tài đã đặt ra.

3.4. Kết quả thực nghiệm.

- Kiểm tra trong TN: Tiến hành KT bằng 03 đề KT 15 phút để khảo sát kết quả học tập của 2 lớp TN & ĐC trong TN. Chúng tôi thu được tổng số 558 bài, trong đó ở lớp TN là 276 bài và ở lớp ĐC là 282 bài.

- Kiểm tra sau TN: Tiến hành KT bằng 01 đề kiểm tra 30 phút để đo độ bền kiến thức của HS sau khi học xong 30 ngày của 2 lớp TN & ĐC sau quá trình TN. Chúng tôi thu được 186 bài ở lớp TN là 92 bài và ở lớp ĐC là 94 bài.

3.4.1. Phân tích định lượng

Kết quả TN được phân tích trên phần mềm Microsoft excel.

3.4.1.1. Kết quả phân tích định lượng các bài KT trong TN:

Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài KT trong TNPhương Phương án Xi Ni 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2 ĐC 282 2.13 5.49 12.2 17.68 26.52 19.82 10.67 5.49 6.91 2.58 TN 276 2.68 8.04 12.5 27.38 25.59 16.67 7.14 7.44 2.04

So sánh số liệu trong bảng trên, chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình điểm các bài KT trong TN của lớpTN cao hơn so với lớp ĐC. Phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC, như vậy điểm các bài kiểm tra ở các lớp TN tập trung hơn.

Từ số liệu bảng 3.1, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra trong TN của hai lớp lớp TN và ĐC.

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG QUẦN THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w