Những kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình trong những gần đây

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 39 - 43)

Nguyên Bình trong những gần đây

1. Công tác huy động vốn:

Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Huyện Nguyên Bình đạt 31.243 triệu đồng tính đến ngày 31/12/2005, tăng so với năm 2004 là 8.130 trệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 35.2% .

Trong hoạt động kinh doanh của một NHTM, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồn vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình vẫn có thế mạnh về nguồn vốn, đặc biệt là huy động tiết kiệm. Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

2. Công tác tín dụng

Năm 2005, tổng dư nợ trên địa bàn huyện Nguyên Bình đạt 21.929 triệu đồng;tăng so với đầu năm là 6.050 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,1%.

Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh đặt ra từ đầu năm, với những giải pháp chỉ đạo tập trung trên cơ sở đề án chiến lược kinh doanh đã xây dựng , hoạt động đầu

tư tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình năm 2005 đạt được một số kết quả tương đối khả quan.

Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình

- Dư nợ: Năm 2004 15.879triệu đồng, tăng so với năm 2003 là 5.503 triệu đồng, tỷ lệ 28,3%. Năm 2005 dư nợ đạt 21.929triệu , so với năm 2004 tăng 6.050 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38.1%.

Qua số liệu trên ta thấy số liệu tuy nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trứơc.

-Nợ quá hạn:

Bảng 1 : Dư nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Hhuyện Nguyên Bình(2004-2005).

Đơn vị : (Triệu đồng).

Dư nợ

Năm Dư nợ QH Tổng dư nợ Tỷ lệ NQH(%)

2004 2 15.879 0,012

2005 101 21.929 0,46

6 tháng

2006 327 24.797 1,32

( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2004 – 06/2006)

Năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,012, năm 2005 chiếm 0,46% và 6 tháng năm 2006 chiếm 1,32% tổng số dư nợ. Sở dĩ nợ quá cao là do một số hộ vay trình độ dân trí thấp vay về sử dụng không đúng mục đích mặc dù cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thẩm định các món xin vay của khách hàng trước khi quyết định cho vay; đồng thời, thường xuyên tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hạn hàng tháng đến từng khách hàng, đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ, nhưng kết quả thu nợ đạt vẵn còn thấp.

* Dư nợ phân theo cơ cấu đầu tư

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 6 tháng năm 2006

Dư nợ Tỷ trọng (%) Tốc độ tăn g (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Ngắn hạn 1.995 12,6 57, 2 3.136 14,3 57,1 3.064 12,4 37,3 Trung dài hạn 13.884 87,4 44, 7 18.793 85,7 30,9 21.733 87,6 8,4 Tổng dư nợ 15.879 100% 21.929 100% 24.797 100%

(Nguồn báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình từ năm 2004- 6/2006)

Từ bảng trên ta thấy qua các năm, dư nợ cho vay các loại không ngừng tăng lên rõ rệt, từ 15.879 triệu đồng năm 2004 đến 21.929 triệu đồng năm 2005; trong đó, dư nợ trung hạn chiếm đa phần và liên tục tăng qua các năm từ 13.884 triệu đồng năm 2004 lên 18.793 triệu đồng năm 2005, tăng 35.4% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 57,1% tổng dư nợ và đến năm 2004 đạt 15.879 triệu đồng tăng 3.503 so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 28%. Dư nợ ngắn hạn mặc dù có tăng (năm 2003 là 2.121 triệu đồng, năm 2004 là 1.789 triệu đồng và năm 2005 là 3.136 triệu đồng) nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đang co xu hướng giảm trong 6 tháng cuối năm 2006. vì một số món vay lớn đến hạn và KH không có nhu cầu vay tiếp Điều này gây khó khăn cho NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình tăng dư nợ cho vay trong 6 tháng cuối năm 2006.

Nhận xét:

Toàn chi nhánh đã nắm bắt và chủ động triển khai có bài bản, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế nghiệp vụ của ngành. Tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cường chỉ đạo hoạt đông kinh doanh theo cơ chế thị trường, vận hành có hiệu quả 5 công cụ điều hành là: kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra- kiểm soát và thi đua , thực hiện nghiêm cơ chế khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động. Từ đó, tác động tích cực đến từng cấp Ngân hàng và đội ngũ cán bộ, thường xuyên chăm lo đến kết quả và chất lượng kinh doanh.

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động kinh doanh cả năm đã được bảo vệ và giao từ đầu năm, hàng quý tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh, rút ra những mặt được, tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh doanh tháng, quý tiếp theo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho Ngân hàng cơ sở thực hiện hoàn thành có chất lượng kinh doanh.

MỘTSỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 39 - 43)