Các khái niệm cơ bản về Petri-net

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công cụ mô phỏng GPSS và petri net cho bài toán hệ thống hàng đợi (Trang 37 - 39)

Hình 2.6: Ví dụ về Petri-net

Place Là các vị trí, biểu thị bởi hình tròn, kí hiệu là vị trí P

Transition Là trạng thái và sự nhảy trạng thái, biểu thị bởi hình chữ nhật hoặc ô vuông, kí hiệu là trạng thái T

Directed Arc Là các đường dẫn trực tiếp liên kết giữa các vị trí P và các trạng thái T

Token Là các mã thông báo, nó biểu hiện cho đặc trưng của Place, biểu

thị bởi chấm tròn đen nằm trong Place

Marking Sự phân bố các Token trên các Place

Các đường nối (Arc) sẽ liên kết từ P sang T hoặc ngược lại từ T về P, không bao giờ được nối Arc giữa T với T, hoặc P với P. Trong hình trên, ta thấy P1 được coi là Place đầu vào vì nó chứa đường nối nhảy tới trạng thái T1. Còn P4 được coi là Place đầu ra từ trạng thái T2.

Các Place có chứa một số tự nhiên các mã thông báo (Tokens) nào đó. Sự sắp xếp, phân bố các Token này trên các Place thì được biết đến với thuật ngữ là Marking, tức là các mặt nạ.

Một trạng thái trong hệ Petri-net được gọi là Fire (cháy) khi xuất hiện Token trên toàn bộ các đường dẫn liên kết đầu vào (Arc đầu vào). Chúng ta thấy rằng: Việc thực thi trong toàn hệ thống Petri-net là một quá trình không thể xác định rõ ràng, khi có rất nhiều trạng thái Transition cùng xảy ra tại một thời điểm, trong số các Transition đó, tồn tại một số Transition bị cháy.

Vì vậy, Petri-net là một ngôn ngữ mô tả thích hợp khi mô hình hóa thói quen hoạt động của hệ thống phân tán. Petri-net có ứng dụng trong hệ thống hàng đợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công cụ mô phỏng GPSS và petri net cho bài toán hệ thống hàng đợi (Trang 37 - 39)