Hình thái tiền

Một phần của tài liệu HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 28 - 31)

- Hình thái giản đơn xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản

d. Hình thái tiền

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền. 1 cái áo = 10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 20 vuông vải = 0,2 gam vàng

Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.

- Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị.

- Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.

Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ như vậy?

+ Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể

mang trao đổi với các hàng hoá khác.

+ Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự

nhiên) như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không mòn gỉ...

30

30/44/44

Kết luận:

- Nguồn gốc của tiền:Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

- Bản chất của tiền: là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

“Tiền: loại hàng hóa đặc biệt mà hình thái tự nhiên của nó dần gắn liền với hình thái ngang giá trong xã hội, sẽ trở thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng là tiền, chức năng xã hội riêng biệt của nó và do đó, độc quyền xã hội của nó là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong giới hàng hóa”.

Một phần của tài liệu HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(44 trang)