Về kiến thức

Một phần của tài liệu tham khaoôn hsg van 8 (Trang 49 - 52)

- Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:

2. Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Nội dung Điể

m

a. Mở bài:

- Khái quát nội dung mẩu tin

- Dẫn ra vấn đề nghị luận: Yêu thương và sáng tạo.

b. Thân bài:

* Giải thích vấn đề:

- Yêu thương: là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh, là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Sáng tạo: sáng tạo chính là hoạt động của con người khi tìm thấy cũng như làm nên giá trị vật chất hay giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Bên cạnh đó, sáng tạo còn được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi

=> Là hai yếu tố vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

0,5

0.25

0.25

* Bàn luận ý nghĩa vấn đề:

- Vai trò và ý nghĩa của yêu thương và sáng tạo trong cuộc sống:

+ Sáng tạo rất cần thiết trong các lĩnh vực của cuộc sống: học tập, lao động, kinh doanh, … Sáng tạo sẽ đem lại sự khác biệt, giúp con người vượt qua trở ngại cuộc sống, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả công việc,… là yếu tố cần thiết để đem lại sự tiến bộ cho xã hội. (dẫn chứng)

+ Yêu thương: Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa… (dẫn chứng)

- Mối quan hệ giữa yêu thương và sáng tạo:

+ Từ yêu thương đến sáng tạo là một quá trình đi từ suy nghĩ, tình cảm đến hành động. Đó chính là biểu hiện của lối sống sẻ chia.

+ Yêu thương là cội nguồn sức mạnh của sáng tạo. Có yêu thương, con người sẽ biết vì người khác mà sáng tạo. Ngược lại, sự sáng tạo sẽ nhân rộng, làm tình yêu thương được nở hoa (dẫn chứng qua mẩu tin)

+ Nếu sự sáng tạo không xuất phát từ tình yêu thương thì sự sáng tạo ấy sẽ là mối họa (dẫn chứng)

* Bàn bạc mở rộng:

- Yêu thương và sáng tạo phải xuất phát từ chính đáy lòng, từ ý thức mà đi đến hành động cụ thể. Không vì toan tính cá nhân, không vì lợi ích trước mắt … mà làm.

- Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại hạnh phúc trong tâm hồn.

- Xã hội vẫn còn những con người ích kỉ, làm việc, sáng tạo vì toan tính cá nhân, không xuất phát từ tình yêu thương, cần lên án….

c. Kết bài:

- Nêu bài học nhận thức, hành động cho bản thân.

0.75 0.75 0.75 0.5 Câu 2 (6,0 điểm) 1. Về kĩ năng

+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên môn.

+ Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

2. Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Nội dung Điể

m

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

* Lí giải và khẳng định vấn đề:

+ Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ.

+ Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà thơ.

=> Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ. Cũng thông qua thơ, người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình.

+ Bài thơ “Quê hương” là nỗi nhớ tha thiết đằm sâu của người con xa quê, cũng là tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. Đó là tiếng lòng mà Tế Hanh gửi gắm. * Chứng minh vấn đề:

- Làm rõ “tiếng lòng” hay chính là tình cảm, cảm xúc, là tình yêu, nỗi nhớ … của Tế Hanh được thể hiện trong bài thơ Quê hương

+ Trước hết tiếng lòng ấy là nỗi nhớ quê hương, ghi khắc hình ảnh quê hương, hình ảnh làng tôi thông qua cách gọi tên làng, cách nói về những nét đặc trưng của làng …

+ Tiếng lòng, cảm xúc của Tế Hanh còn được thể hiện qua nỗi nhớ về bức tranh lao động, nhịp sống, mưu sinh của người quê mình (phân tích chứng minh qua cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về)

+ Tiếng lòng hay cảm xúc đó còn là nỗi nhớ người: “ Dân chài lưới…”

+ Đó là nỗi nhớ sâu trở thành tưởng nhớ về những điều vừa bình dị, vừa mang nét đặc trưng nhất của quê nhà: màu nước, vị biển, con thuyền…

+ Tiếng lòng ấy còn là ước mong, khát vọng được trở về quê hương, khát vọng về đất nước độc lập, Bắc Nam thống nhất…

* Đánh giá khái quát:

- Khái quát được: Tiếng lòng của nhà thơ Tế Hanh được bộc lộ qua tình yêu, nỗi nhớ, sự trân trọng quê hương từ những điều bình dị nhất: Nhớ quê, nhớ biển, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ màu, nhớ mùi, nhớ vị…. => Quê hương có một vị trí thiêng liêng trang trong trong trái tim những người con xa xứ.

- Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu, nỗi nhớ quê hương.

- Để đạt được giá trị đó, cần có một cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ. (Đánh giá về nghệ thuật)

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương.

Một phần của tài liệu tham khaoôn hsg van 8 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w