(Piliṇḍavaccha)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 408)
“Akakkasaṃ viññāpaniṃ “Nói lên lời ôn hòa
Giraṃ saccam udīraye Lợi ích và chân thật
Yāya nābhisaje kañci Không mất lòng một ai
Tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ”. Ta gọi Bà-la-môn”.
Kệ ngôn nầy được Đức Thế Tôn ngự tại Veḷuvana, đề cập đến Trưởng lão Piliṇḍavaccha, Ngài thường nói rằng:
- Người đê tiện hãy đến đây, người đê tiện hãy đi đi... Thường vị ấy vẫn gọi Bậc xuất gia hay tại gia bằng danh từ ấy.
Một hôm chư Tỳ khưu bạch với Đức Thế Tôn rằng:
- Bạch Thế Tôn! Hiền giả Piliṇḍavaccha thường gọi chư Tỳ khưu bằng danh từ:
“Người đê tiện”.
Đức Thế Tôn cho gọi Trưởng lão Piliṇḍavaccha đến phán hỏi rằng:
- Nầy Piliṇḍavaccha, được nghe rằng: Ngươi gọi chư Tỳ khưu bằng danh từ đó, có thật chăng?
- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn.
Đức Thế Tôn quán xét về tiền hạnh của Trưởng lão Piliṇḍavaccha rồi, Ngài phán dạy rằng:
- Nầy các Tỳ khưu! Các ngươi chớ nên buồn phiền Tỳ khưu Piliṇḍavaccha. Vị ấy không có ác ý khi gọi các ngươi bằng danh từ đó đâu. Nầy chư Tỳ khưu, đó là tiền khiên tật của Tỳ khưu nầy. Vì trong quá khứ, Tỳ khưu Piliṇḍavaccha thọ sanh vào gia tộc Trưởng giả 500 kiếp liên tục, y thường gọi danh từ đó trong nhiều kiếp như thế, nên đã trở thành thói quen. Bậc Vô Lậu không còn nói lời thô bỉ chướng tai để xúc phạm đến người khác, do vậy lời nói ấy của con Như Lai là vị tiền khiên tật.
Rồi Ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn rằng:
“Nói lên lời ôn hòa. Lợi ích và chân thật. Không mất lòng một ai. Ta gọi Bà-la- môn”.
CHÚ GIẢI:
Akakkasaṃ: là lời nói tao nhã.
Viññāpaniṃ: tức là hiểu được nhau.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 390
Nābhisaje: là lời nói nào không làm người khác buồn phiền và tức giận thì các bậc Vô Lậu thường dùng những lời ấy. Do vậy, ta gọi người như thế là Bà la môn.
Dịch Giả Cẩn Đề
Đại Đức thường kêu xách mé người, Ê, đồ khốn nạn, lại đây chơi,
Chư Tăng bất mãn, thưa lên Phật, Phật bảo: Tiền khiên tật đó thôi, La hán không hề giận ghét ai, Ôn hòa, lợi ích, chẳng đơn sai, Không lời thô ác vì sân hận, Ta gọi Bà la môn đức tài.
DỨT TÍCH TRƯỞNG LÃO PILIṆḌAVACCHA
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 392