KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 421)
“Yassa pure ca pacchā ca “Ai quá hiện vị lai
Majjhe ca natthi kiñcanaṃ Không một sở hữu gì
Akiñcanaṃ anādānaṃ Không sỡ hữu không nắm
Tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ”. Ta gọi Bà-la-môn”.
Đức Thế Tôn trú tại Veḷuvana, đề cập đến Trưởng lão ni Dhammadinnā, Ngài thuyết lên Pháp thoại nầy.
Tương truyền rằng: Một ngày nọ, nàng Dhammadinnā còn tại gia cư sĩ, chồng nàng là cận sự nam Visākha. Vị ấy nghe được Pháp từ Đức Thế Tôn, chứng đạt quả A Na Hàm, có sự suy nghĩ rằng:
“Giờ đây, ta nên giao tài sản nầy đến cho Dhammadinnā mới phải”.
Trước đây, khi Visākha đi đâu về, nhìn thấy nàng Dhammadinnā nơi cửa sổ thường mỉm cười với nàng, nhưng hôm ấy Visākha không màng nhìn nàng Dhammadinnā như lệ thường, mà đi thẳng vào phòng để nghỉ. Nàng Dhammadinnā
suy nghĩ rằng: “Chắc có chuyện gì đây? Ta hãy tạm gác qua, rồi sẽ hỏi chàng sau,
khi đến giờ chàng thọ thực”.
Nàng Dhammadinnā chuẩn bị vật thực thượng vị cho chồng. Những ngày trước, cận sự nam Visākha thường bảo rằng:
- “Hãy đến đây, chúng ta hãy cùng nhau dùng cơm”. Nhưng hôm nay, Visākha
vẫn yên lặng dùng vật thực một mình. Nàng Dhammadinnā suy nghĩ rằng: “Chắc
chồng ta đã giận ta do một lý do nào đây?”. Rồi khi thọ thực xong, Visākha gọi nàng
đến nói rằng:
- Nầy Dhammadinnā, tất cả gia sản trong nhà nầy, nàng hãy giữ lấy tất cả đi. Nàng Dhammadinnā suy nghĩ rằng:
- Lẽ thường, người giận hờn người khác thì không thể giao tài sản cho người ấy đâu. Vậy chẳng hay do nhân duyên gì thế?
Nàng bèn hỏi chồng rằng: “Còn anh thì sao?”.
- Riêng ta giờ đây không còn mong muốn chi nữa.
Cận sự nam Visākha cho vợ biết rằng: Vì mình được nghe Pháp của Đức Thế Tôn, nhận chân được pháp Bất Tử rồi, không còn tha thiết chi với chuyện gia đình nữa, không còn mong mỏi dục lạc nữa.
- Vậy thì ai sẽ là người nhận lãnh bãi nước bọt mà anh đã nhổ ra chứ? Nếu anh cho phép, em xin được xuất gia trong Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 450 Cận sự nam Visākha đưa Dhammadinnā đến trú xứ Tỳ khưu ni, tổ chức đại thí cúng dường đến chư Tỳ khưu rồi ông tổ chức lễ xuất gia cho nàng Dhammadinnā thật trọng thể. Khi nàng Thọ Cụ Túc giới, có tên là Trưởng lão Ni Dhammadinnā.
Muốn được thanh tịnh nơi thanh vắng để hành Sa môn Pháp, nàng Dhammadinnā cùng với chư Tỳ khưu ni đi đến thôn trang để trú. Nàng tinh cần hành đạo, chẳng bao lâu chứng đắc được A La Hán Quả cùng với Tuệ phân tích. Nàng trở về kinh thành Rājagaha với ý niệm rằng:
- Giờ đây thân tộc sẽ nương vào ta mà tạo phước thiện tốt đẹp cho mình.
Cận sự nam Visākha biết nàng Dhammadinnā trở về, ông có sự suy nghĩ rằng:
“Vì cớ nào Trưởng lão ni nay trở về nhỉ?”.
Visākha đi đến trú xứ của chư Tỳ khưu ni, sau khi đảnh lễ chư Tỳ khưu ni rồi,
đảnh lễ Dhammadinnā xong, cận sự nam Visākha suy nghĩ: “Nếu ta hỏi: Thưa Tôn
Ni! Tôn ni có còn ái luyến chi chăng? Thì thật không phải lẽ. Vậy ta sẽ đặt những câu
hỏi để hỏi vị ấy và thăm dò sự tutập của vị ấy” .
Thế là, cận sự nam Visākha hỏi những câu hỏi liên quan đến Dự Lưu Quả. Nàng Dhammadinnā trả lời thông suốt, tiếp đến cận sự nam Visākha đặt những câu hỏi cao hơn. Và Trưởng lão ni Dhammadinnā đã trả lời thông suốt những câu hỏi ấy. Cuối cùng cận sự nam Visākha đã đặt một câu hỏi ngoài đề. Bấy giờ Trưởng lão ni Dhammadinnā dạy rằng:
- Nầy cận sự nam! Câu hỏi đã đi quá xa. Nếu muốn, Hiền giả hãy đến bạch trình lên Đức Thế Tôn về vấn đề nầy.
Cận sự nam Visākha đảnh lẽ Trưởng lão ni Dhammadinnā, từ giã ra về, ông đi đến bạch trình lên Đức Thế Tôn cuộc đối đáp Đạo Pháp giữa mình và nàng Dhammadinnā ở Veḷuvana. Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Nầy Visākha! Dhammadinnā, con gái Như Lai đã giải đáp đúng theo chân Pháp tất cả. Nếu ngươi hỏi Như Lai, Như Lai cũng chỉ trả lời như con gái của Như Lai mà thôi.
Rồi Ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn rằng:
“Ai quá hiện vị lai. Không một sở hữu gì. Không sở hữu không nắm. Ta gọi Bà-
la-môn”.
CHÚ GIẢI:
Pure: là các uẩn thuộc về quá khứ.
Pacchā: là các uẩn thuộc về vị lai.
Majjhe: là các uẩn thuộc về hiện tại.
Natthi kiñcanaṃ...: nghĩa là người không còn sầu muộn, tức là sự chấp thủ trong ba loại ái.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 451 “KHÔNG CHẤP THỦ” nghĩa là không nắm giữ cái chi cả. Người như thế, Như Lai gọi là Bà la môn.
Dứt Pháp thoại, nhiều người chứng đạt Thánh Sản...
Dịch Giả Cẩn Đề
Chồng muốn xuất gia, chưa kịp đi, Vợ đã sang ý, tự phân ly,
Tu thành La Hán, về quê cũ, Để độ thân bằng có giới quy, Ông Visākha đến thăm bà, Bốn đạo Niết Bàn thử hỏi qua, Bà giải, nhưng chưa phân tối hậu, Khuyên ông nên hỏi Đức Phật Đà, Phật khen: Pháp Thí có tài hay, Ngũ trần ba đời chẳng đắm say, Người chẳng chút gì mê chấp ấy, Quả thật Bà la môn đức tài.
DỨT TÍCH TRƯỞNG LÃO NI DHAMMADINNĀ
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 453