Các nghiên cứu về phân bổ sai, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất ở Việt

Một phần của tài liệu phan-bo-khong-dung-cac-nguon-luc-tai-phan-bo-va-tang-truong-nang-suat-tai-cac-doanh-nghiep-nganh-ch578 (Trang 26 - 28)

Vit Nam

Các nghiên cứu trước đây xem xét vai trò của phân bổ sai, tái phân bổ tác động đến tăng trưởng năng suất một cách khá toàn diện nhưng hầu hết là ở các nền kinh tế phát triển. Thực tế cho thấy không có nhiều nghiên cứu xem xét vấn đề này trong bối cảnh của một nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Những nước này thường trải qua tỷ lệ gia nhập, rút lui của các doanh nghiệp cao (tái phân bổ vốn cao) bởi vì những cải cách kinh tế và tháo gỡ các khó khăn về tăng trưởng. Một nền kinh tế thị trường tốt có thể phân bổ các nguồn lực sản xuất nhiều hơn cho tới việc kinh doanh năng suất cao hơn. Bởi vì các nền kinh tếđang phát triển nhìn chung được tìm thấy có hiệu quả phân bổ thấp hơn các nền kinh tế phát triển, nâng cao phân bổ nguồn lực được kỳ vọng là gia tăng TFP tổng hợp và sau đó là GDP bình quân đầu người. Do đó, phát triển một phương pháp đo lường thích hợp phân bổ sai nguồn lực ở mức độ nào, tìm ra các yếu tố làm giảm phân bổ sai và xem xét tác động của tái phân bổđến tăng trưởng năng suất một cách lý thuyết và thực nghiệm rất quan trọng để tiến hành các chính sách kinh tế tốt hơn.

Nghiên cứu của Thang Bach (2019) tập trung phân bổ không đúng và tăng trưởng của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn tự do hóa gia nhập giai đoạn 2000 - 2008 khi khu vực kinh doanh của Việt Nam trải qua giai đoạn tự do hóa với sự gia nhập lớn của các công ty tư nhân trong khi có sự sụt giảm đồng thời của các doanh nghiệp nhà nước. Sử dụng khung Hsieh và Klenow (2009) để điều tra phân bổ không đúng, nghiên cứu tìm thấy rằng hơn 4/5 khu vực tăng trưởng hàng năm của năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp do hiệu quả phân bổ. Nghiên cứu tìm thấy rằng tín dụng thương mại và trợ cấp thể hiện biến dạng trong các doanh nghiệp nhà nước. Những phát hiện này đưa ra ý nghĩa chính sách quan trọng liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng ở một nước đang phát triển nơi mà khu vực nhà nước giữ lại

một phần đáng kể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả phân bổ mới chỉđề cập đến sự gia nhập của các công ty tư nhân và sự rút lui của các doanh nghiệp nhà nước trong khi đó vai trò vô cùng quan trọng của các công ty sống sót chưa được làm rõ trong nghiên cứu.

Fujin Zhou (2015) có một nghiên cứu các biến dạng của thị trường ở Việt Nam tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân không đồng nhất. Bài báo xem xét các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có phải đối mặt với những biến dạng khác nhau ở thị trường vốn, lao động và đất đai hay không trong cuộc điều tra doanh nghiệp ở Việt Nam từ 2000 - 2009. Kết quả cho thấy rằng các công ty tư nhân phải đối mặt với sự biến dạng cao hơn trong thị trường vốn và đất đai so với doanh nghiệp nhà nước (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên khi loại bỏ sự biến dạng về quyền sở hữu từ 0,6% đến 11,3% đối với vốn và và 1,4% đối với đất đai.

Nghiên cứu của Doan Thi Thanh Ha và Kozo Kiyota (2015) sử dụng khung Hsieh và Klenow (2009) để điều tra phân bổ không đúng và liên kết năng suất trong sản xuất Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2009 sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp. Các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào việc (i) phân bổ không đúng ở Việt Nam ở mức độ nào, (ii) năng suất sẽđược cải thiện ra sao trong trường hợp không có biến dạng và (iii) có phải phân bổ không đúng sẽ giảm sau khi gia nhập WTO? Nghiên cứu phát hiện ra ba điểm chính: Thứ nhất, phân bổ không đúng ở Việt Nam có thể so sánh với ở Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả này là phù hợp tại các nước đang phát triển mà nguồn lực phân bổ một cách không hiệu quả. Hai loại biến dạng được giới thiệu trong phân tích là biến dạng đầu ra (như thuế sản xuất) có ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và biến dạng vốn (thuế trên vốn) có ảnh hưởng đến quyết định kết hợp đầu vào. Thứ hai, có những cải thiện đáng kể ở TFP tổng hợp (tăng 30,7%) trong trường hợp không có sự biến dạng do phân bổ sai nguồn lực gây ra. Cuối cùng, phân bổ sai không nhất thiết phải giảm sau khi gia nhập WTO.

Một vài nghiên cứu ít ỏi về phân bổ sai và tái phân bổở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mô hình tĩnh xem xét một vài nguyên nguyên nhân đứng đằng sau phân bổ sai như thuế sản xuất, thuế trên vốn và mức độ phân bổ sai nguồn lực mà chưa xem xét quá trình tái phân bổ nguồn lực làm tăng trưởng năng suất từ sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập, rút lui và sống sót theo phương pháp phân rã năng suất động. Một luận án phân tích toàn diện mức phân bổ sai hiện nay trong ngành chế biến, chế tạo, tác động của các yếu tố tới giảm mức phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp gia nhập, rút lui và sống sót tác động đến tăng trưởng năng suất tổng

hợp như thế nào được dự kiến là một công cụđắc lực cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cũng như bổ sung hiệu quả cho rất ít nghiên cứu của Việt Nam hiện nay về phân bổ không đúng và lựa chọn những ngành có lợi thế phát triển. Với điều kiện thay đổi nhanh và cạnh tranh phát sinh từ toàn cầu hóa, cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng các chính sách liên tục được điều chỉnh để bắt kịp với xu thế toàn cầu.

Một phần của tài liệu phan-bo-khong-dung-cac-nguon-luc-tai-phan-bo-va-tang-truong-nang-suat-tai-cac-doanh-nghiep-nganh-ch578 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)