Trong thời gian gần đây, tình hình thị trường Việt Nam, mà nhất là thị trường tài chính tiền tệ có nhiều diễn biến mang tính phức tạp. Giá vàng, giá đô la biến động liên tục, NHNN hỗ trợ lãi suất và kiểm soát chặt chẽ cho vay, ... Trước những thay đổi đó, hoạt động của ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh thời gian qua
cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo linh hoạt và kịp thời bằng những quyết sách đồng bộ, triệt để của Ban lãnh đạo, hoạt động của HDBank chi nhánh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng cũng đã để lại những ấn tượng tốt đẹp.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 TỔNG DƯ NỢ 1.119.221 943.511 891.832 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 368.962 288.781 231.203 Trung, dài hạn 750.259 654.730 660.629 2. Theo loại khách hàng Khách hàng cá nhân 193.713 168.091 158.562 Khách hàng doanh nghiệp 856.551 775.419 733.269 3. Theo mục đích sử dụng vốn Mục đích tiêu dùng 113.218 47.012 31.973 Mục đích cho vay Bất động sản 129.169 88.361 72.998 Mục đích kinh doanh 876.834 808.138 786.861
(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh) 3.2.2. Đánh giá hoạt động cho vay tại HDBank tại HDBank chi nhánh Quảng Ninh
Đối tượng vay vốn ngân hàng tương đối đa dạng bao gồm: Cá nhân, Doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Xét về loại hình khách hàng vay thì khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu dư nợ và đồng đều qua các năm. Năm 2019, tổng dự nợ đạt 943.511 triệu đồng giảm 175.710 triệu đồng tương ứng giảm 15,7% so với năm 2018. Năm 2020 giảm 51.679 triệu đồng tương ứng giảm 5,47% so với năm 2019. Nguyên nhân là do một số dự án lớn được HDBank chi
nhánh tài trợ đã hoàn thiện (Lớn nhất là dự án MonBay tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) và giảm mạnh dư nợ nên dư nợ các năm có tình trạng giảm sút.
*Theo đối tượng khách hàng
Bảng 3.2. Bảng cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Khách hàng doanh nghiệp 82,74 82,18 82,22
Khách hàng cá nhân 17,26 17,82 17,78
(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh)
Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn qua các năm ~ 82% tổng quy mô dự nợ. Vào giai đoạn này, ngân hàng tập trung vào khách hàng doanh nghiệp vì đây là đối tượng nhiều trên địa bàn và đem lại lợi nhuận cao. Tỷ lệ này có sự tương đương qua các năm, gần như không có sự thay đổi quá lớn. Để đi vào cụ thể ta tham khảo biểu đồ phân tích dưới đây.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2018 2019 2020
Quy mô dư nợ theo loại Khách hàng
Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân
Hình 3.2. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Từ hình trên, ta có thể thấy dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được duy trì đồng đều qua các năm (~82% tổng dư nợ). Khách hàng doanh nghiệp vẫn là đối tượng được ưu ái trong các khoản vay của ngân hàng do đây là đối tượng đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Mối tương quan không đồng đều đã thể hiện rõ sự phân hóa về cho vay đối với từng đối tượng khách hàng tại HDBank chi nhánh Quảng Ninh.
*Theo kỳ hạn cho vay
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Ngắn hạn 32,97 30,61 25,92
Trung, dài hạn 67,03 69.39 74,08
(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh)
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tại năm đầu giai đoạn chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 32,97% tổng dư nợ, tương đương 368.962 triệu đồng. Nhưng đến năm 2019 giảm xuống, chỉ chiếm tỷ trọng 30,61%, và đến năm 2020 chỉ chiếm 25,92%, tương đương 231.203 triệu đồng. Ngược lại, đối với dư nợ trung, dài hạn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018 đạt 750.259 triệu đồng, chiếm 67,03%. Đến năm 2019, tỉ trọng tăng 2,36%. Đến năm 2020 số dư nợ chiếm tỷ lệ 74,08% cao nhất trong giai đoạn.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 2018 2019 2020
Quy mô dư nợ theo kỳ hạn cho vay
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 3.3. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên dư nợ chi nhánh. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh luôn cao hơn mức kế hoạch và cao hơn trung bình khu vực. Từ năm 2021, chi nhánh chỉ đạo về tăng cường cho vay ngắn hạn, cho vay vốn lưu động để giúp các doanh nghiệp phục hồi hoạt động, cũng như các rủi ro trong ngắn hạn có thể định lượng được tốt hơn các rủi ro trong dài hạn. Đặc biệt khi tình hình kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và biến động như hiện nay thì việc tăng cường cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian dưới một năm sẽ giảm thiểu được rủi ro.
Bảng 3.4. Bảng cơ cấu dư nợ theo mục đích cho vay của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Mục đích tiêu dùng 10,11 4,98 3,59 Mục đích Bất động sản 11,54 9,37 8,19 Mục đích kinh doanh 78,35 85,65 88,22
(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh)
Tỉ lệ cho vay mục đích tiêu dùng và mục đích bất động sản giảm dần qua các năm. Trong khi đó tỉ lệ cho vay mục đích kinh doanh tăng dần đều với 78,35% vào năm 2018 đã tăng lên 88,22% vào năm 2020. Sự tương quan này đã thể hiện rõ định hướng của ban lãnh đạo chi nhánh là tập trung vào đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng khách hàng phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay.
*Tỉ lệ nợ xấu
Bảng 3.5. Bảng tỉ lệ nợ xấu của HDBank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Nợ xấu 1,67 1,98 4,49
(Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDBank chi nhánh Quảng Ninh)
Tỉ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm. Năm 2018 tỉ lệ nợ xấu chỉ có 1,67% nhưng đến năm 2019 tăng lên 1,98%, chủ yếu do tổng dư nợ bị sụt giảm (Nợ xấu vẫn giữ nguyên). Nhưng đến năm 2020, nợ xấu tang mạnh, lên đến 4,49%. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh khiến các doanh nghiệp, người đi vay bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy chi nhánh Quảng Ninh đã có những chỉ đạo kịp thời nhưng tỉ lệ nợ quá hạn của khách hàng vẫn tăng.
3.3. Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp pháp hồi quy Binary Logistic
Mô hình cơ sở được tác giả lựa chọn để phân tích là mô hình hồi quy Binary Logistic. Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra, và tất nhiên là thông tin về các biến độc lập X.
Giả sử biến Y phụ thuộc vào chỉ số khả dụng Y*. Trong đó:
Y* = β1 + β2X2i+…+ βkXki + ϵ i
Vì Y(x) là biến nhị phân có thể giải thích như sau: Yi = 1 / Xi
Trong đó Pi = P (Yi=1/Xi), khi đó Yi là biến ngẫu nhiên phân phối theo quy luật Bernoulli, có nghĩa là fi(Yi) = PiYi (1-Pi)(1-Yi) trong đó Yi = 0,1,…,n. Khi đó, kỳ vọng toán và phương sai được tính như sau: E(Yi) = niPi, Var (Yi) = niPi(1-Pi). Vì Yi là biến ngẫu nhiên theo quy luật Bernoulli nên có thể viết lại như sau:
Tỷ lệ chênh lệch: odds = Pi / (1 - Pi) Pi = P(Yi = 1)
Pi = P(Yi*>0)
Pi = P(β1 + β2X2 + … + βkXk + ϵ i> 0) Pi = P(ε < (βi + ))
Mở rộng hơn nữa ta có thể viết như sau:
Trong mô hình trên Pi không phải hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình trên gọi là hàm phân bố Binary Logistic. Trong hàm này khi Xi nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì Pi nhận giá trị từ 0 đến 1.
Nếu kí hiệu:
Khi đó chúng ta có β’X = β1 + β2X2i+…+ βkXki và
Để ước lượng β có thể sử dụng các phần mềm như SPSS, Eviews,…
3.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tổng hợp từ những nghiên cứu trước liên quan ở trong nước và nước ngoài, tác giả sử dụng mô hình được thực hiện như sau:
Đặt Y = 1 nếu các Khách hàng có vay được vốn, Y = 0 nếu Khách hàng không vay được vốn.
Với P1 là xác xuất khách hàng vay được vốn. : là các hệ số hồi quy.
Xi (i=2,k) là các biến độc lập và giá trị được xác định. Ln 2 vế , mô hình sẽ là
Sau khi ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình bằng hàm Logistic, ta xem xét ý nghĩa của hệ số hồi quy.
Dựa vào cơ sở lý thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay KH tại HDBank chi nhánh Quảng Ninh được đề xuất như sau:
Yi = β0 + β1UYTIN + β2NANGLUC + β3VONTUCO + β4 TSTC + β5CĐKK + β6 CSTD + ui
Trong đó:
- Yi là quyết định cho vay của HDBank với KH - β0 là hằng số của mô hình
- β1, β2, β3,β4, β5, β6 là hệ số hồi quy của mô hình.
- UYTIN, NANGLUC, VONTUCO, TSTC, CĐKK, CSTD là các biến độc lập. - Ui là phần dư của mô hình.
3.3.3. Giải thích các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Biến phụ thuộc: là quyết định cho vay tại HDBank Quảng Ninh được xem là biến kết quả, nó chịu sự chi phối của các biến độc lập. Nếu Y nhận được giá trị 1 thì khách hàng được vay vốn và nếu Y có giá trị 0 nghĩa là khách hàng đã nộp hồ sơ nhưng không được vay vốn.
Biến độc lập
Thứ nhất, uy tín, thái độ của KH bao gồm các yếu tố như lịch sử quan hệ với
thương hiệu, phân khúc thị trường, định hướng kinh doanh. Trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu thì rất khó được cho vay. Ngoài ra còn thể do các tranh chấp pháp lí, kiện tụng của cá nhân hay công ty, doanh nghiệp không có thương hiệu và định hướng kinh doanh không phù hợp là những yếu tố xã hội rất xấu. Vì vậy, quyết định cho vay bị ảnh hưởng bởi uy tín, thái độ của KH và có chiều hướng tích cực nếu các biểu hiện này tốt. Do đó, giả thuyết được đưa ra là H1: Uy tín của KH có ảnh hưởng dương đến quyết định cho vay của HDBank Quảng Ninh.
Thứ hai, năng lực của KH bao gồm các yếu tố như số năm hoạt động trong ngành, quy mô hoạt động (tổng tài sản, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, số lượng lao động, thị phần,…), kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng,…). Những khách hàng có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ có độ ổn định và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, năng lực sản xuất là yếu tố rất quan trọng đến việc thực hiện các phương án kinh doanh là cơ sở chính để quyết định cho vay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ. Giả thuyết được đặt ra là H2: Năng lực của KH có ảnh hưởng dương đến quyết định cho vay của HDBank Quảng Ninh.
Thứ ba, vốn tự có của Khách hàng bao gồm các yếu tố như tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, luân chuyển dòng vốn: vòng quay vốn lưu động, dòng tiền dự án, giá trị nguồn vốn đã đầu tư vào. Khi khác hàng có tiềm lực tài chính tốt sẽ được thể hiện ở nguồn vốn tự có. Đây cũng là sự bảo đảm, yên tâm cho ngân hàng khi khách hàng đã dùng nhiều vốn tham gia vào phương án, dự án, rủi ro được san sẽ. Nguồn vốn tự có cao bảo đảm cán cân tài chính ít phụ thuộc vào nợ vay giảm rủi ro khi lãi suất tăng cao hay dự án bị trễ tiến độ chưa tạo ra nguồn tiền trả nợ. Nguồn tự có đã ra trước vốn vay chứng tỏ khi ngân hàng tham gia vào dự án thì sẽ hoàn thành luôn công việc, tránh trường hợp trễ tiến độ, tăng vốn đầu tư dự án hay doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia; khi đó ngân hàng phải tăng mức cho vay để dự án có thể hoàn thiện. Đối với cho vay ngắn hạn dòng vốn luân chuyển nhanh chứng tỏ khách hàng luân chuyển hàng tồn kho tốt, thu hồi công nợ nhanh hoặc hàng bán chạy. Do đó, giả thuyết được đặt ra là H3: Vốn tự có của KH có ảnh hưởng dương đến quyết định cho vay của HDBank Quảng Ninh.
Thứ tư, tài sản thế chấp của KH bao gồm các yếu tố như Đặc điểm tài sản (tiền gửi, bất động sản, bảo lãnh,…), Tỷ lệ tài sản bảo đảm và cam kết kèm theo có tài sản, tín chấp với tỷ lệ bao nhiêu %, có cam kết trả nợ thay của bên thứ ba, nguồn gốc tài sản của chính bên vay hay bảo lãnh của bên thứ ba. Đây là yếu tố rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có những biến động thị trường hay pháp luật không dự đoán được. Nếu tài sản có tính thanh khoản cao như tiền gửi ở ngân hàng thì quyết định cho vay rất nhanh. Khoản vay càng có nhiều tài sản bảo đảm có tính thanh khoản thì càng chắc chắn. Tài sản của chính bên vay sẽ thuận lợi hơn trong các thủ tục thế chấp và tránh những rủi ro pháp lí kèm theo, ngoài ra còn có những rắc rối khi thanh lý tài sản nếu cần thiết. Do đó, giả thuyết được đưa ra là H4: Tài sản thế chấp của KH ảnh hưởng dương đến quyết định cho vay của HDBank Quảng Ninh.
Thứ năm, các điều kiện khác của KH bao gồm các yếu tố như Khả năng đáp
ứng các điều kiện kinh doanh của pháp luật, Mục đích sử dụng vốn vay : nội dung thanh toán, hình thức thanh toán, tiến độ thanh toán,.., Diễn biến thị trường: tình hình nền kinh tế, nguồn cung đầu vào, thị trường đầu ra, đối thủ cạnh tranh.…. Khách hàng nào cũng phải đáp ứng những quy định của pháp luật về kinh doanh, đặc biệt có những ngành nghề đặc thù phải được cấp phép riêng; điều này bảo đảm cho việc kinh doanh được lâu dài và liên tục. Các ngân hàng đều có những chủ trương và chính sách riêng về mục đích giải ngân, sử dụng vốn vay; trong đó quy định riêng từng ngành nghề những tiêu chuẩn và tỷ lệ khác nhau từ đó hoạch định ra những nhóm, những đối tượng ưu tiên. Tình hình thị trường có thể tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn cung thay đổi có thể khiến khách hàng thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường đầu ra suy giảm có thể khiến khách hàng thua lỗ, có nhiều đối thủ cạnh tranh mới có thể khiến khách hàng mất thị phần hay phải giảm giá bán. Do đó, giả thuyết được đưa ra là H5:
Các điều kiện khác của KH ảnh hưởng dương đến quyết định cho vay của HDBank Quảng Ninh.
Thứ sáu, chính sách tín dụng của ngân hàng bao gồm các yếu tố như Chính sách tiếp thị (thuộc nhóm khách hàng mở rộng tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình động lực phát triển, tham gia nhiều hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm
để tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu), Định hướng cấp tín dụng (phân khúc khách