Chính sách tín dụng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 30 - 34)

Định nghĩa: Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Vai trò: phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, là tài liệu liệu hướng dẫn cán bộ tín tdụng và nhân viên ngân hàng, ăng cường chuyên môn hóa trong quản lý tín dụng, thiết lập tính thống nhất trong hoạt động tín dụng, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng: nhu cầu tín dụng của khách hàng, khả năng sinh lời của khách hàng, chính sách của chính phủ và chính sách ngân hàng nhà nước, quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng vốn chủ sở hữu.

Các TCTD hoạt động trong nền kinh tế có vai trò vừa là trung gian thực hiện các chính sách vĩ mô, nhưng cũng vừa là các doanh nghiệp đặc biệt. Ngoài việc đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước, chính sách đi vay của từng TCTD cũng tác động đáng kể đến hoạt động cho vay. Hai nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đó là nguồn vốn của TCTD và chính sách cho vay của TCTD.

Tại Việt Nam, mặc dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc về vốn song so với các ngân hàng thương mại trong khu vực, nguồn vốn của các TCTD tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Quy mô vốn trung bình là 15.651 tỷ đồng/TCTD, do đó quy mô cho vay cũng bị hạn chế. Ngoài ra, nguồn vốn huy động trong nền kinh tế thấp dẫn

đến lượng cho vay thấp. Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của các TCTD ở Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng vẫn đạt mức thấp do chính sách tín dụng chưa thực sự linh hoạt.

Ngoài ra, đối với từng TCTD, các quy định liên quan đến giới hạn mức cho vay đối với từng ngành nghề, loại hình kinh doanh, kỳ hạn cho vay, phương thức cho vay, tỷ lệ cho vay trên từng loại tài sản đảm bảo, quy định về định giá tài sản đảm bảo... có tác dụng trực tiếp đến việc quyết định cho vay của TCTD, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của DN.

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề ... tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng.

2.2.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng

Căn cứ theo hướng dẫn tại quy trình tín dụng của HDBank, tác giả phân tích các nhân tố thành những thành phần nhỏ như sau:

CHARACTER (UY TÍN, THÁI ĐỘ)

- Lịch sử quan hệ với ngân hàng

- Uy tín, trình độ học vấn của Khách hàng, chủ sở hữu và ban điều hành - Phân khúc thị trường, định hướng kinh doanh

CAPACITY (NĂNG LỰC)

- Số năm hoạt động trong ngành

- Quy mô hoạt động (tổng tài sản, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, số lượng lao động, thị phần,…).

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng,…).

CAPITAL (VỐN TỰ CÓ)

- Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án

- Luân chuyển dòng vốn: vòng quay vốn lưu động, dòng tiền dự án. - Giá trị nguồn vốn đã đầu tư

COLLATERAL (TÀI SẢN THẾ CHẤP)

- Đặc điểm tài sản: tiền gửi, bất động sản, bảo lãnh,…

- Tỷ lệ tài sản bảo đảm và cam kết kèm theo: có tài sản, tín chấp với tỷ lệ bao nhiêu %, có cam kết trả nợ thay của bên thứ ba.

- Nguồn gốc tài sản: của chính bên vay hay bảo lãnh của bên thứ ba

CONDITIONS (CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC)

- Khả năng đáp ứng các điều kiện kinh doanh của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay: nội dung thanh toán, hình thức thanh toán, tiến độ thanh toán,….

- Diễn biến thị trường: tình hình nền kinh tế, nguồn cung đầu vào, thị trường đầu ra, đối thủ cạnh tranh.….

CREDIT POLICY (CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG)

- Chính sách tiếp thị: thuộc nhóm khách hàng mở rộng tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình động lực phát triển, tham gia nhiều hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.

- Định hướng cấp tín dụng: phân khúc khách hàng mục tiêu và ưu tiên cấp tín dụng; phân bố nguồn lực để phục vụ khách hàng như nhân lực, vật lực, hạn mức tín dụng; đặt mục tiêu về chỉ tiêu, định hướng phát triển cụ thể.

- Chính sách cấp tín dụng: có cơ chế riêng về tài sản bảo đảm, lịch sử quan hệ tín dụng, quy định về vốn tự có, điều kiện khác; có nhiều sản phẩm riêng đặc thù để đáp ứng nhu cầu của từng ngành nghề và phương thức sản xuất kinh doanh; việc thẩm định phương án dự án theo phương pháp dòng tiền, những cách tiếp cận phù hợp tập trung vào hiệu quả của dự án, phương án.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI HDBANK CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)