Tình hình nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt da cân bắp chân trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vạt nhánh xuyên động mạch bắp chân trong và bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình (Trang 27 - 29)

Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu và nhất là phải có đội ngũ phẫu thuật viên phải được đào tạo cụng phu.chớnh vì thế mà người ta hay sử dụng vạt dưới dạng cuống liền hơn cuống tự do, chỉ sử dụng cuống tự do khi mà cuống liền không thể đáp ứng được.

1.6. Tình hình nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt da cân bắp chân trong trong

Vạt da cân bắp chân trong được nuôi dưỡng bởi cỏc nhỏnh xiên qua cơ của động mạch bụng chân trong, động mạch này là nhỏnh bờn của động mạch khoeo, nó chạy vào trong cơ bụng chân và tách ra cỏc nhỏnh nuụi cơ rồi cho cỏc nhỏnh xiên qua cơ bụng chân lên cho da ở phía sau trong vùng bắp chân.

Năm 1978 Feldman J.J. và cộng sự đã sử dụng vạt da cơ bắp chân trong để che phủ những KHPM vùng quanh gối và 1/3T cẳng chân. Tiếp theo có McCraw J.B, Dibell D.G. Nhưng các tác giả này chỉ sử dụng vạt dưới dạng da cơ mà chưa mô tả về cỏc nhỏnh xiờn lờn nuụi da.

Năm 1995 Potparic Z. và cộng sự […] sử dụng vạt này dưới dạng cuống tự do.

Phải đến năm 1996 Montegut W.J và Allen R.J nghiên cứu khá đầy đủ về giải phẫu mạch xiên vạt bắp chân trong.

Năm 2001 Cavadas M.D. và cộng sự [15] đã sử dụng vạt dưới dạng cuống tự do cho kết quả rất khả quan và nơi cho vạt đều có thể đóng da trực tiếp được. Tác giả cũng đã nghiên cứu trờn xỏc và thấy rằng có trung bình 2.2 nhỏnh xiờn và có từ 1 đến 4 nhỏnh xiờn. Vị trí mạch xiờn cỏch nếp lằn khoeo

từ 9 đến 18cm, thường gặp nhất là 2 nhỏnh xiờn, vị trí trung bình là 11.8cm (trong khoảng 8.5 đến 15cm) và 17cm (trong khoảng 15 đến 19cm).

Năm 2005 Shao - Liang - Chen và cộng sự [31]công bố trong tạp chí

“Annal of plastic surgery” bài viết “Free medial sural artery perforator flap for ankle anh foot reconstruction”. Các tác giả thấy rằng vị trí của nhỏnh xiờn đầu tiên từ khoảng 6 đến 10cm cách nếp lằn khoeo và cách đường giữa bụng chân từ 2 đến 5cm theo trục của động mạch bắp chân. Vạt lớn nhất có thể lấy được là 13.5 x 6.5cm và có hai nhỏnh xiờn, cũn cỏc vạt khác chứa 1 nhỏnh xiờn thỡ diện tích vạt có thể lấy là 13 x 4.5cm

Năm 2006 Hyo Heon Kim M.D. và cộng sự [14] công bố nghiên sứu trên 40 cẳng chân và trên 20 xỏc. Cỏc tác giả nhận thấy nhỏnh xiờn chớnh của động mạch bắp chân trong nằm trên một đường định hướng bắt đầu từ điểm giữa nếp lằn khoeo đến điểm giữa mắt cá trong. Nhỏnh xiờn thứ nhất cách điểm giữa nếp lằn khoeo và nằm trên đường định hướng trên khoảng 8cm, nhỏnh xiờn thứ hai cách 15cm. Cỏc nhỏnh xiờn có thể dao động cách đường định hướng với bán kính 2cm. Tác giả áp dụng lâm sàng trên 21 trường hợp, trong đó sử dụng 18 vạt dưới dạng cuống tự do và 3 vạt dưới dạng cuống liền dùng để che phủ KHPM cho 7 trường hợp bàn tay và 14 trường hợp bàn chân đã cho kết quả khả quan.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vạt nhánh xuyên động mạch bắp chân trong và bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)