Thực trạng quản lý đổi mới PPD Hở Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Cai Lậy.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường trung cấp kinh tế- công nghệ cai lậy (Trang 28 - 30)

- Khen thưởng đãi ngộ bằng vật chất một cách thích đáng *Điều kiện:

2.Thực trạng quản lý đổi mới PPD Hở Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Cai Lậy.

Công nghệ Cai Lậy.

2.1. Đặc điểm tình hình chung.

Trường trung cấp kinh tế - công nghệ Cai Lậy theo quyết định số: 648/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nâng cấp Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp Cai Lậy. Nhiệm vụ chính của Trường hiện nay là đào tạo học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 11 cúa các trường THPH trên địa bàn huyện Cai Lậy.

2.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên nhà trường - Số lượng: 24 người

+ Quản lý và nhân viên phục vụ: 10 người + Giáo viên: 14 người

- Chất lượng ( chia theo trình độ chuyên môn):

+ Trình độ đại học: 15 người ( chính quy: 2 ; tại chức:13 ) + Trình độ cao đẳng: 3 người

+ Trình độ trung cấp: 2 người + Trình độ sơ cấp: 1 người

+ Trình độ khác: 3 người (nhân viên bảo vệ, tạp vụ)

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về vấn đề đổi mới PPDH: Qua việc khảo sát bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn trao đổi trực tiếp, cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về vấn đề đổi mới PPDH còn rất hạn chế.

- Chế độ về thời gian lao động của giáo viên: 100% giáo viên được phân công giảng dạy đủ giờ chuẩn theo quy định, không có dạy giờ dư.

2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, PTDH của nhà trường: + Phòng học: 14 phòng

+ Phòng làm việc: 5 phòng + Thư viện: 1 phòng

+ Máy chiếu: 15 cái 2.3. Tình hình học sinh

Trong năm học 2009-2010, Trường chỉ tổ chức dạy nghề phổ thông cho đối tượng học sinh lớp 11 các trường THPH trên địa bàn huyện Cai Lậy.

- Tống số: 1.257 HS

- Biên chế học sinh/lớp: 25-30 HS

- Học sinh tham gia học các nghề: Tin học văn phòng, Điện gia dụng, May gia dụng, Sửa chữa xe máy, Làm vườn.

- Tinh thần, thái độ, động cơ học tập: Theo báo cáo từ phía giáo viên dạy lớp thì đa số học sinh đều có tinh thần, thái độ và động cơ học tập khá tốt.

- Hoạt động tự học của học sinh - Kết quả học tập

2.4. Thực trạng đổi mới PPDH của giáo viên - Soạn giáo án

- Đổi mới PPDH

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá - Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên

2.5. Thực trạng quản lý việc đổi mới PPDH của hiệu trưởng - Kế hoạch quản lý đổi mới PPDH của nhà trường - Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên - Quản lý hoạt động học của học sinh

- Quản lý hoạt động của các tổ chức đoàn thể - Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh

- Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên về nội dung đổi mới PPDH 2.6. Nhận xét

Từ thực trạng nêu trên cho thấy, việc quản lý đổi mới PPDH của nhà trường chưa sâu sát, việc đổi mới PPDH của giáo viên diễn ra chậm chạp, hiệu quả chưa cao.

2.7. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

- Cấp quản lý trực tiếp chưa có kế hoạch cụ thể vể hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường, chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung đổi mới PPDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí hoạt động của nhà trường còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý đổi mới PPDH

thủ truyền tải hết khối lượng kiến thức bài học mới cho học sinh, chưa thật sự quan tâm đến kết quả học tập của học sinh sau mỗi tiết học)

- Hình thức kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với tinh thần và nội dung đổi mới PPDH.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Đối với cán bộ quản lý nhà trường:

+ Chưa thật sự chú trọng đến công tác quản lý đổi mới PPDH, mà thường tập trung vào việc quản lý hoạt động dạy học diễn ra bình thường theo một nề nếp ổn định.

+ Chưa đủ cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch quản lý đổi mới PPDH của nhà trường.

+ Bị áp lực nặng nề từ xu hướng xã hội hiện nay, đó là việc quản lý hoạt động dạy học thường chỉ tập trung vào dạy học sinh những kiến thức và kỹ năng cần có để vượt qua các kỳ thi. Cho rằng, việc đổi mới PPDH là sự lãng phí thời gian.

+ Chưa có những hình thức động viên, khen thưởng, khích lệ đối với giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH.

- Đối với giáo viên giảng dạy:

+ Nhận thức chưa đầy đủ về nội dung đổi mới PPDH

+ Nghiệp vụ sư phạm còn nhiều mặt hạn chế, nhất là trình độ lựa chọn sử dụng các PPDH chưa linh hoạt, sáng tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH.

+ Còn nặng thói quen dạy học “ Thầy giảng, trò nghe và ghi nhớ”. Giáo viên cho rằng, không có gì cần thay đổi khi mọi việc vẫn là tốt đẹp với cách dạy học truyền thống và quen thuộc của mình.

- Đối với học sinh:

+ Học sinh còn thói quen nghe thầy giảng, ghi chép hơn là tự học để nắm bắt kiến thức.

+ Do chương trình học tập nhiều, nên phần lớn học sinh không có thời gian để tự nghiên cứu bài học mới trước khi đến lớp.Do đó, các em không bắt nhịp được với cách giảng dạy của giáo viên theo PPDH mới (tích cực hoá hoạt động của người học).

+ Học sinh còn mang nặng tâm lí “học để đối phó với các kỳ thi”, bản thân học sinh chưa thật sự có động cơ, mục đích học tập tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường trung cấp kinh tế- công nghệ cai lậy (Trang 28 - 30)