Tổng quan ngành hóa mỹ phẩm và thị trường nước rửa chén ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix cho sản phẩm nước rửa chén mỹ hảo (Trang 28)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Tổng quan ngành hóa mỹ phẩm và thị trường nước rửa chén ở Việt Nam

Việt Nam

2.1.1. Tổng quan ngành hóa mỹ phẩm

Thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam hiện đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn với doanh thu ước tính bình quân giai đoạn 2009 - 2011 là gần 130 - 150 triệu USD/năm, tốc độ doanh số bán ra tăng bình quân hơn 30%.

Chiếm thị phần ngày càng lớn trong chi tiêu hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, sự có mặt của các loại hóa mỹ phẩm mang thương hiệu thuần Việt vẫn còn quá hạn hẹp.

Theo Hội Hóa mỹ phẩm TP Hồ Chí Minh, cả nước hiện có khoảng 430 doanh nghiệp và cơ sở hoạt động trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, tập trung nhiều nhất ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như LOreál, Shiseido, Clarins... Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu.

Các doanh nghiệp thuộc Hội Hóa- mỹ phẩm Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu, điện, nước, phí vận chuyển tăng cao, lạm phát kéo dài. Một hiện tượng khá phổ biến là hàng mỹ phẩm xách tay được bày bán tràn lan tại các chợ, không hề được cơ quan chức năng kiểm soát. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập hàng lậu, trốn thuế làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước. Trước tình trạng này, Hội Hóa – mỹ phẩm Việt Nam đã đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn, kiểm soát thị trường nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp trốn thuế và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix cho sản phẩm nước rửa chén mỹ hảo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)