Thiết lập mô hình ma trận Ansoff

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix cho sản phẩm nước rửa chén mỹ hảo (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu đề tài

3.3.2. Thiết lập mô hình ma trận Ansoff

Bảng 3.3: Ma trận Ansoff

Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới

Thị trường

hiện tại

1. Chiến lược thâm nhập thị trường

- Đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm vào thị trường, bằng cách: Đẩy mạnh quảng cáo trên các trang mạng xã hội vì chi phí ít tốn kém.

- Xây dựng chính sách ưu đãi cho khách hàng lâu năm.

- Sử dụng mô hình AIDA trong công tác thu hút và phát triển khách hàng.

3.Chiến lược phát triển sản phẩm

- Thực hiện thay đổi bao bì, mẫu mã sản phẩm.

- Phát triển các sản phẩm liên quan. Ví dụ: tặng kèm miếng rửa chén khi mua sản phẩm nước rửa chén. Thị trường mới 2. Chiến lược mở rộng thị trường

-Không chỉ tập trung vào thị trường nông thôn, mà còn phải chú trọng đến thị trường thành thị, những người có mức thu nhập cao.

- Mở rộng kênh phân phối hiện đại. - Xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng bán hàng.

4.Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

- Tham gia kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán. - Kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa.

Theo mô hình Ansoff đã phân tích, mở ra bốn chiến lược Mỹ Hảo có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi chiến lược lại có những điều kiện và mức độ rủi ro riêng.

- Chiến lược thâm nhập thị trường: được áp dụng ở những thị trường chưa bão hòa, quy mô thị trường có thể tăng và đối thủ cạnh tranh yếu thế hơn mình. Mức độ rủi ro của chiến lược này là thấp.

- Chiến lược mở rộng thị trường: được áp dụng ở những phân khúc thị trường hấp dẫn chưa được khai thác và công ty có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường. Mức độ rủi ro của chiến lược ở mức trung bình.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: áp dụng ở những công ty có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mạnh, thị trường đang ở mức tăng trưởng và những đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tốt hơn. Mức độ rủi ro của chiến lược ở mức trung bình.

- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: được áp dụng khi sản phẩm và thị trường mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà sản phẩm mới không đáp ứng được. Tuy nhiên công ty phải đảm bảo đủ tiềm năng và trình độ quản lý. Chiến lược này có mức độ rủi ro cao.

Dựa vào kết quả trên, ta thấy “ Chiến lược mở rộng thị trường”là phù hợp nhất với Mỹ Hảo. Bởi, hiện nay, những sản phẩm của Mỹ Hảo đã khá “quen mắt” với người tiêu dùng nông thôn. Họ nhận định được rằng: ngoài nước rửa chén, Mỹ Hảo còn bán nhiều sản phẩm khác như: nước giặt, nước xả vải, nước lau sàn,… và chất lượng của những sản phẩm này cũng không thua kém gì so với những sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia. Thế nhưng, chỉ phát triển ở thị trường nông thôn thôi là chưa đủ. Để gia tăng được số lượng hàng bán, Mỹ Hảo cần phải tìm thêm cho mình những khách hàng mới bằng cách phát triển các đoạn thị trường mới, tiềm năng hơn để biến những khách hàng này thành khách hàng thực sự của Mỹ Hảo. Mặt khác, chiến lược này cũng khá rủi ro, nhưng muốn phát triển thì phải chấp nhận rủi ro và nếu công ty thực hiện nghiên cứu cẩn thận, lên kế hoạch dự phòng, xây dựng các kỹ năng thích hợp,… thì rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix cho sản phẩm nước rửa chén mỹ hảo (Trang 62 - 64)