Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện Đakrông (Trang 31 - 32)

Đối với qui trình nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo hai bước:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với mẫu có kích thước n= 10 mẫu thông qua việc trao đổi trực tiếp và phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để đánh giá sự phù hợp của các biến quan sát. Trên cơ sở đó, mô hình và thang đo sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp phục vụ cho nghiên cứu chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức:

Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được thiết kế với thang đo Likert. Sau khi đã điều chỉnh bảng câu hỏi từ kết quả phân tích trong phần nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra mở rộng với mẫu n = 100 nhân viên của công ty cổ phần thủy điện Đakrông nhằm thu thập ý kiến của nhân viên về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đào tạo tác động đến hiệu quả làm việc của nhân viên.

Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định các nhóm nhân tố đào tạo ảnh hưởng hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo với độ tin cậy của hệ số alpha của Cronbach để

kiểm tra sự liên quan giữa các câu hỏi trong cùng một cấu trúc. Qua đó loại bỏ các

biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy) đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.

- Phân tích các nhân tố để thu nhỏ EFA và dữ liệu tóm tắt để đưa vào trong quy trình

phân tích đa biến bằng cách kiểm tra tính tương thích của quy mô với các biến số quan sát được theo dõi giá trị KMO.

- Phân tích tương quan để xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và

phụ thuộc.

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo, bổ sung hoặc loại bỏ các biến quan sát chưa hợp lý. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn trưc tiếp 20 nhân viên (n = 20) theo một nội dung đã được chuẩn bị trước. Và kết quả cho thấy, 5 nhân tố đào tạo được tác giả đưa ra ở mô hình đề xuất đều có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đào tạo đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện Đakrông (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w