phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan trong quản lý nhà nước về hộ tịch
Ngày nay sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đang ngày càng trở thành một phương tiện sản xuất mới thay thế tư bản và đất đai, bản thân thông tin có thể đưa đến một cuộc cách mạng, khiến thông tin nhanh chóng giành lấy quyền chiếm hữu những phương tiện sản xuất mới. Chính vì vậy, công nghệ thông tin cũng sẽ có tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Đòi hỏi chúng ta phải thay thế phương pháp đăng ký quản lý hộ tịch theo phương pháp thủ công như hiện nay bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào việc đăng ký đến tra cứu thông tin, dữ liệu cho đến việc lưu giữ, thống kê các số liệu hộ tịch.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, hệ thống phần mềm quản lý hộ tịch khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần phục vụ người dân tốt hơn nhờ rút ngắn thời gian giải quyết công việc, trao đổi thông tin chính xác, nhanh chóng, khắc phục tình trạng tản mạn của thông tin, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hộ tịch và tạo tiền đề cho việc thiết lập một hệ thống thông tin liên kết, thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch. Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã nếu được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí
hoạt động tốt thì sẽ tạo cho các cán bộ, công chức môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc tốt, nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch. Ngược lại, nếu không quan tâm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất thì công tác quản lý sẽ gặp khó khăn, bất tiện vì thiếu phương tiện làm việc
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG GIA THỤY, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát chung về UBND phường Gia Thụy
Phường Gia Thụy - Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ trên cơ sở sáp nhập một phần diện tích và dân cư của Thị trấn Gia Lâm và xã Gia Thụy thuộc huyện Gia Lâm. Phường có địa bàn nằm ở trung tâm của quận Long Biên, là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô, phía Bắc giáp phường Thượng Thanh, phía Tây giáp phường Ngọc Lâm và phường Bồ Đề, phía Nam giáp phường Bồ Đề và phường Phúc Đồng, phía Đông giáp phường Phúc Đồng, phường Đức Giang và phường Việt Hưng, có đường quốc lộ số 5 nối với vùng kinh tế phía Đông Bắc là Hải phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn... có đường quốc lộ 1 nối với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái....
Trên địa bàn phường còn có ga xe lửa Gia Lâm, bến xe Gia lâm là những điểm giao thông công cộng trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Phường có diện tích 142,43 ha, dân số có 4.109 hộ dân với 15.384 nhân khẩu được chia thành 13 tổ dân
phố (trước khi thực hiện sáp nhập theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND Thành phố Hà Nội, phường có 19 tổ dân phố), đảng bộ phường có 995 đảng viên sinh hoạt tại 19 chi bộ trực thuộc (trước khi sáp nhập tổ dân phố là 25 chi bộ trực thuộc), trong đó số đảng viên trên 30 năm tuổi đảng là gần 600 đồng chí, có trên 1200 đồng chí đảng viên sinh hoạt tại nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị (trước đây là Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND phường Gia Thụy:
- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp phường theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; - Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp quậntheo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
+ Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì UBND phường Gia Thụy có những chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.chính theo quy đinh của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
UBND phường Gia Thụy hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động và công tác của UBND.
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và được sửa đổi bổ sung năm 2013; Điều 62 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các quy định chi tiết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Gia Thụy có:
2.1.3.1. Lãnh đạo Phường
a) Chủ tịch UBND phường Đặng Việt Phương
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được quy định tại Điều 64 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban nhân dân phường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này.
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.
b) Phó chủ tịch UBND phường
Do đặc thù là phường đô thị loại 1 nên hiện nay UBND phường Gia Thụy có 02 đồng chí Phó chủ tịch:
● Phó chủ tịch UBND phường Đinh Tiến Cương được phân công phụ trách lĩnh vực Kinh tế - Đô thị, là người chủ trì và điều phối hoạt động chung của UBND phường khi Chủ tịch UBND phường đi vắng hoặc được Chủ tịch ủy quyền. Trực tiếp chỉ đạo khối Kinh tế - Đô thị; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân phường, Đảng ủy, HĐND, cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định.
Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau:
Công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, duy tu, duy trì, vệ sinh môi trường hạ tầng đô thị theo phân công, phân cấp.
Chỉ đạo công tác phát triển kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học, công nghệ), công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo thẩm quyền được phân cấp.
Công tác thu ngân sách trên địa bàn phường.
Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn phường .
Công tác giải phóng mặt bằng và công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Ký các văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm, các thủ tục hành chính về Chứng thực, sao y, các giấy tờ có liên quan về hộ tịch và một số văn bản khác trên lĩnh vực được giao phụ trách.
● Phó chủ tịch UBND phường Lương Thành Trung được phân công phụ trách lĩnh vực Văn hóa – Xã hội, là người chủ trì và điều phối hoạt động chung của UBND phường khi Chủ tịch UBND phường đi vắng hoặc được Chủ tịch ủy quyền.
Trực tiếp chỉ đạo khối Văn hóa – Xã hội; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân phường, Đảng ủy, HĐND, cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định.
Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau:
Công tác quản lý về các lĩnh vực: Văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, lao động thương binh và xã hội, thông tin, truyền thông, dân số, gia đình, tôn giáo, phòng chống tệ nạn HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, công tác tư pháp, hộ tịch, an toàn thực phẩm.
Công tác vay vốn giải quyết việc làm và các mối quan hệ với ngân hàng liên quan đến thế chấp vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường.
Công tác kiểm soát thủ tục hành chính; triển khai các ứng dụng CNTT liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách; Triển khai chương trình ISO của phường.
● Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết của những thành viên khác của UBND thì Phó chủ tịch chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết, nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định.
Chủ động kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận công chức trong khối mình phụ trách, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân phường, các Tổ dân phố tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
Chủ trì và phối hợp liên ngành để xem xét, xử lý những kiến nghị của các bộ phận chuyên môn, cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường trong phạm vi được phân công. Giải quyết những vấn đề phát sinh hằng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách. Định kỳ hoặc đột xuất, Phó Chủ tịch UBND phường làm việc, kiểm tra các mặt công tác thuộc chức năng,
nhiệm vụ được giao của các bộ phận chuyên môn, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND phường và các tổ dân phố.
2.1.3.2. Các công chức giúp việc
Các công chức giúp việc gồm: Cán bộ phòng Thống kê; Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch; Cán bộ Địa chính - Xây dựng; ; Cán bộ Văn hoá - Thông tin; Cán bộ Thương binh - Xã hội, Trưởng công an phường và Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự. Theo thông tư số 13/2019/TT-BNV về Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và theo quy chế làm việc của UBND phường Gia Thụy thì các công chức giúp việc thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
a. Công chức Trưởng Công an phường
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao; b. Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự phường
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Quốc phòng và các quy định khác có liên quan;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao c. Công chức Văn phòng - Thống kê
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường;
Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường;
Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao.
d. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;