ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐAKRÔNG (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu chuyên đề

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC

2.3.1. Những mặt đạt được

Thứ nhất: Chương trình đào tạo của công ty được sự đồng thuận và tham gia khá đầy đủ của người lao động. Do tính chất công việc và mục tiêu phát triển công tác đào tạo của tổng công ty nói chung và công ty cổ phần thủy điện Đak rông nói riêng thì nhu cầu học hỏi, phát triển bản thân của người lao động cao nên nhìn chung mọi người đều có thái độ tích cực với các chương trình đào tạo. Tỷ lệ người lao động tham gia và hoàn thành các khóa đào tạo tương đối lớn, đây là một thuận lợi lớn của công ty.

Thứ hai: Trong tất cả các hoạt động của công ty thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được chú trọng. Vì vậy việc thực hiện theo một quy trình tương đối đơn giản, chặt chẽ và được sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng nhân sự từ việc lên kế hoạch đến triển khai thực hiện và nội dung chương trình đào tạo được quy định.

Thứ ba: Trước thực trạng nhiều công ty cắt giảm kinh phí đào tạo, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh covid-19. Công ty đã có nhiều chính sách cắt giảm người lao động hợp lý.

Thứ tư: Các chương trình đào tạo của công ty hiện nay mang tính chuyên nghiệp và toàn diện thường là đào tạo ngoài thời gian làm việc với đội ngũ giảng

viên, cán bộ trong công ty được tuyển chọn kỹ càng, nhiều kinh nghiệm. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khóa đào tạo. Từ đó xây dựng tâm lý tốt, ổn định cho người lao động ý thức tham gia các chương trình đào tạo của công ty một cách chất lượng, hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế

Một là: Tỷ lệ các chương trình đào tạo được thực hiện theo đúng kế hoạch còn thấp. Qúa trình diễn ra hoạt động đào tạo thường xuyên chậm tiến độ dẫn đến những phát sinh ngoài ý muốn, gây tổn thất về thời gian làm việc cũng như chi phí cho công ty, điều này làm giảm mục tiêu đào tạo phát triển mà công ty đã đặt ra.

Hai là: Chương trình đào tạo chưa thật sự phong phú, chủ yếu công ty áp dụng các hình thức đào tạo như lớp học, hội thảo, phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc. Hình thức đào tạo này gây tốn kém bởi tồn kém chi phí người lao động rời nơi làm việc để đi học. Các chương trình đào tạo hội thảo không phải bao giờ cũng mang lại kết quả tốt.

Ba là: Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo của người lao động chưa thực sự được chú trọng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo chưa đầy đủ và chưa mang lại hiệu quả mong đợi. Chỉ tiêu số lượng người lao động tham gia khóa đào tạo cũng chỉ dừng lại ở việc thống kê danh sách mà chưa có những quy định cụ thể. Có sự thay đổi trong hành vi của người lao động sau đào tạo, tuy nhiên chưa có cách xác định nào để đánh giá tốt việc người lao động có thay đổi hành vi, ý thức, hiệu quả sau đào tạo hay không”? Vì vậy, công tác đánh giá hiệu quả sau đảo tạo chưa thực sự làm tốt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐAKRÔNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w