lọc nước cơ động trên thế giới
Sau nhiều thiên tai liên tiếp xảy ra như động đất tại Nhật Bản, bão tại Mỹ, sĩng thần tại Thái Lan, người ta nhận thấy nhu cầu về hệ thống lọc nước cơ động đang tăng lên tại nhiều châu lục khác nhau. Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Frost and Sullivan cho thấy doanh thu của hệ thống lọc nước cơ động trên tồn thế giới là 425,7 triệu USD trong năm 2009. Với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 11,2% ước tính cho giai đoạn từ năm 2009-2016, thị trường hệ thống lọc nước cơ động dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 895 triệu USD vào năm 2016. Năm 2009, Bắc Mỹ và Nam Mỹ là thị trường hệ thống lọc nước cơ động lớn nhất, chiếm đến 76,7% tổng thị phần trên tồn thế giới, châu Âu là thị trường lớn thứ hai với 15,5% thị phần.
Tại châu Mỹ, hai hãng sản xuất hệ thống lọc nước cơ động lớn nhất là GE và Siemens chiếm đến 70% thị phần. Châu Âu, hãng GE, Degremont và Veolia chiếm 60% thị phần. Châu Phi và Trung Đơng, GE cũng chiếm đa số thị phần hệ thống lọc nước cơ động tại đây dưới dạng liên kết với một cơng ty bản địa như Al Tsmimi hay Septech. Riêng châu Á, cho đến nay chưa cĩ một cơng ty nào thực sự nổi trội trong lĩnh vực này, tuy nhiên, các hãng lớn như GE, Siemens, Veolia đều đã đặt văn phịng đại diện để chinh phục thị trường này.
Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 2010 đến nay đã cĩ những nghiên cứu thiết kế chế tạo các hệ thống xử lý nước cấp cơ động. Năm 2010, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Mơi trường đã thiết kế chế tạo một hệ thống lọc nước cơ động trên đường thủy với cơng suất xử lý là 3m3/giờ đối với nước sinh hoạt và 250-300 lít/ giờ đối với nước uống trực tiếp. Năm 2011, Viện Cơng nghệ mới - Viện Khoa học và Cơng nghệ Quân sự đã nghiên cứu chế tạo thành cơng thiết bị xử lý nước sạch cơ động lắp trên ơ tơ cĩ thể xử lý các loại nước mặt (nước ao, hồ,...) và nước ngầm thành nước sinh hoạt với cơng suất từ 5-6