Quản lý và chăm sóc aonuô

Một phần của tài liệu SNN-CV-260-2020 (Trang 26 - 30)

- Tùy thuộc từng chủng loại chế phẩm sinh học có những loại cóthể bổ sung trực

5. Quản lý và chăm sóc aonuô

5.1. Cho ăn và kiểm soát thứcăn

Đốivớitômthảtrựctiếpkhôngquagiaiđoạnươnglượngthứcănnhưsau:

- Tháng thứ nhất lượng thức ăn ngày đầu tiên 0,4-0,6kg/ngày/100.000PL. Tăng từ 100-300 gram cho các ngày tiếp theo. Cần đảm bảo cung cấp thức ăn với lượng vừa đủ, nên chia tôm ăn tối thiểu 4 lần ăn /ngày. Tháng thứ hai thời gian và % lượng thức ăn trong ngày tham khảo Bảng5.

Bảng 5. Thời gian cho tôm ăn và % lượng thức ăn cho 1 lần

Thời gian cho ăn (Lần)

Thời gian trong ngày (giờ) % lượng thức ăn trong ngày 1 6-7 22 2 9-10 10 3 14-15 20 4 17-18 24 5 22-23 24

- Sau 30 ngày nuôi, kiểm tra tăng tưởng định kỳ7 ngày/lần để tính toán lượng thứcănphùhợp,cáchtínhlượngthứcănhàngngàythamkhảoBảng6vàBảng7.

Bảng 6. Tỷ lệ thức ăn so với khối lượng trung bình của tôm

TT Khối lượng trung

bình của tôm (gam) % thức ăn Ước lượng tỷ lệ sống

1 2,5 6,6 75 2 4 5,8 75 3 6,5 4,4 75 4 9,5 3,9 75 5 13,0 3,5 70 6 16,5 3,2 70 7 20,5 2,9 65 8 25,0 2,7 65 9 29,5 2,5 65 10 >35 2,3 60

- Kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn, sử dụng 2 sàng ăn/ao 2.000m2 để theo dõi sức ăn của tôm:

Bảng 7. Kiểm tra thức ăn dư trong sàng/ nhá/vó và cách điều chỉnh thức ăn

Thời gian nuôi (ngày) %Lượng thức ăn cho vào sàng Thời gian kiểm tra sàng

(giờ) Thức ăn dư trong sàng

Điều chỉnh thức ăn cho lần ăn kế tiếp

25 - 40 2,0 - 2,4 3 - 2,5 Hết thức ăn Tăng 5% Dư khoảng 10% Giữ nguyên

41 -60 2,5 - 2,8 2,5 - 2

Dư khoảng 11% đến25% Giảm 10% Dư khoảng 26% đến 50% Giảm 30% 61- 90 2,9 - 3,5 2

Dư trên 50% Giảm 70% hoặc ngừng cho ăn >90 3,6 - 4,2 1,5 - 1

- Khi cho tôm ăn cần tắt quạt nước tránh hiện tượng thức ăn bị gom vào giữa đáy ao. Cần lưu ý kiểm tra thường xuyên, thiết kế quạt nước để đảm bảo mức oxy phân tán đều trong ao, khi tôm bước sang tháng 3-4, hàm lượng hữu cơ ở vùng giữa ao cao do đó tôm thường tập trung vùng ven ao nên việc tính toán canh sàngăn dễ bị dư thừa thứcăn.

nướcvàmàusắccủabùnđáymàkiểmsoátlượngthứcănchophùhợp.

- Ngoài ra, theo dõi biến động môi trường nước, thời tiết, tôm lột xác để điều chỉnhlượngthứcănchohợplýđểtránhdưthừathứcăn.

Bảng8.Điềuchỉnhthứcăntheobiếnđộngcủamôitrườngnước, thờitiết,tômlộtxác

TT Hiện tượng (% so với bình thường) Thức ăn giảm

1. Tảo tàn đột ngột (sập tảo) 50 - 70

2. Thời tiết thay đổi đột ngột 70 - 80

3. Mưa lớn ở thời điểm cho ăn 30 - 50

4. Tôm lột xác đồng loạt 50 - 70

Đối với ao nuôi hai giai đoạn: sau khi sang tôm lượng thức ăn sẽ được tính toán dựa vào kích cỡ tôm và tỷ lệ sống thức tế. Quản lý thức ăn dựa vào Bảng 5,6,7.

5.2. Quản lý môi trường nước aonuôi

Thường xuyên theo dõi các thông số môi trường nước, màu nước cũng như vi khuẩn gây bệnh tôm để có giải pháp xử lý kip thời như, một số giải pháp xử lý như sau:

- Theo dõi chất lượng nước định kỳ pH, độ trong và nhiệt độ 1 lần/ ngày và 3 ngày/lầnđốivớichỉtiêuTAN,NO2vàcácgiảiphápkhắcphụctheoBảng9.

Bảng 9. Các chỉ tiêu môi trường theo dõi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Ngưỡng thích hợp Giải pháp xử lý 1 pH - 7,5 -8,5 không quá 0,5/ngày

pH >8.5 Giảm tảo bằng vi sinh ủ mật đường; thay nước

pH<7.5 Vôi CaO, Dolomit 2 DO mg/l ≥ 4 DO<4.0 Tăng cường quạt;oxy viên 3 Độ kiềm ppm 100 – 160 Kiềm<100 Soda, dolomite, CaO

Kiềm>200 Thay nước, EDTA

4 Độ trong cm 30-40

<30

Giảm tảo: Vôi CaO, CaCO3, hóa chất (BKC), Vi sinh + mật rỉ đường >40 Gây lại tảo bằng vôi Dolomite;

ủ vi sinh + cám gạo; NPK

5 TAN ppm ≤ 1 > 1

Ổn định pH; tăng cường quạt, vi sinh + mật đường; giảm thức ăn,

thay nước

- Định kỳ kiểm tra 1 tuần/lần vi khuẩn Vibrio spp bằng các thiết bị test nhanh trên TCBS và Chromeagar.

- Nếu kết quả phân tích lớn hơn 1000 CFU/ml hoặc khuẩn lạc xanh chiếmtỷ lệ lớn hơn 30% cần phải diệt khuẩn và cấy lại vi sinh. Có thể áp dụng chất khử trùng Iodine với liều 1-1,5ppm hoặc Virkon 1ppm để kiểm soát mật độ vi khuẩn, sau đó 24 giờ cấy lại visinh.

- Sử dụng vi sinh các nhóm Bacillus spp, Rhodobacter spp, Rhodopseudomonas spp, Paracoccus spp… để xử lý nước và mùn bã hữu cơ ở đáy ao, tần suất và liều lượng sử dụng dựa vào thời gian nuôi và sinh khối tôm và màu sắc của nước ao mà xử lý cho phùhợp.

- Cấp bổ sung và thay nước: giai đoạn đầu thường cấp bù do nước bốc hơi. Thay nước khi tôm qua hai tháng tuổi khi chất lượng nước xấu, hoặc nuôi vào mùa mưa. Mỗi lần thay lượng nước từ15-20%.

5.3. Quản lý sức khỏe chotôm

- Kiểm tra tăng trưởng và sức khỏetôm

+ Theo dõi tăng trưởng tôm: từ giai đoạn 30-60 ngày tuổi nên kiểm tra tăng trưởng tôm với tần suất 2 tần/lần, sau 60 ngày nuôi nên kiểm tra tuần/lần để theo dõi tăng trưởng tôm từ đó có cơ sở để đánh giá được tình hình sức khỏe tôm. Ngoài ra, phần lớn đối với giống tôm sú có nguồn gốc bố mẹ bản địa hiện nay ngoài việc cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì việc phân đàn tôm cũng chiếm tỷ lệ nhất định trong quá trình nuôi sử dụng chà dừa, cần xé, bằng đặt lú sang tôm để loại bỏ các tôm có kích cỡ nhỏ hơn trong cùng thời gian nuôi.

+ Hàng ngày nên theo dõi sức khỏe của tôm để phát hiện sớm và có giải pháp xử kịp thời. Một số thông tin về sức khỏe tôm cần chú ý như:

* Sức ăn của tôm: theo dõi sức ăn tôm qua sàng ăn, tôm bắt mồi tốt, lượng thức ăn tăng đều theo thời gian nuôi. Tôm giảm ăn đột ngột thì cần phải xem lại các yếu tố môi trường nước, điều kiện thời tiết, trong thời kỳ lột xác…, từ đó xác định các nguyên nhân gây ra để điều chỉnh và khắc phục để tôm ăn trởlại.

* Hoạt động bơi lội: tôm mạnh khỏe luôn có phản xạ tốt, ngược lại tôm yếu hoặc bị bệnh thường bơi lờ đờ, nổi đầu trên mặt nước, kéo đàn vòngao...

* Tình trạng gan tụy và đường ruột tôm.

Tuyến gan tụy có màu nâu sáng, kích thước khối gan tụy bình thường. Tôm yếu, gan tụy nhợt nhạt (màu vàng, màu đỏ, màu đen), kích thước khối gan tụy co lại hoặc mềm nhũn báo hiệu sự bất ổn tuyến gan tụy. Ngoài tuyến gan tụy cần theo dõi đến đường ruột của tôm. Tôm khỏe có đường ruột đầy thức ăn, phân tôm mạnh khỏe sẽ có màu của thức ăn. Phân tôm có màu khác hoặc nhớt là dấu hiệu bấtổn.

* Hình dạng và màu sắc tôm: thay đổi về màu sắc, phụ bộ giáp đầu ngực, mang

tôm bị tổn thương như đốm nâu, đen, đứt râu mòn đuôi hoặc các vết tổn thương trên cơ thể, đó là những dấu hiểu bất ổn trên tôm.

* Tầm soát bệnhtôm

- Đối với một số bệnh cần tầm soát như hoại tử gan tụy cấp (AHPND), vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng (WFD), đốm trắng (WSSV) nên định kỳ kiểm tra 2

tuần/lần. Riêng đối với bệnh hoại tử gan tụy nên kiểm tra 1 tuần/lần giai đoạn 2 tháng đầutiên.

- Để có thể áp dụng phương pháp tầm soát bệnh linh hoạt và kết quả tầm soát có độ tin cậy cao. Ngoài các trang trại nuôi tôm lớn có khả năng đầu tư trang thiết bị để tầm soát bệnh thì đối với quy mô nông hộ: có thể gửi mẫu đến các công ty, đại lý uy tín để có giải pháp xử lý kịpthời.

* Giải pháp phòng bệnhtôm

- Khi chuyển thức ăn số 2 bổ sung các chất tăng cường sức khỏe, bỗ trợ gan: Vitamin C, β-glucan, khoáng, men tiêu hóa, acid hữu cơ và và các hợp chất kháng khuẩn để tăng đề kháng cho tôm khi chất lượng nước xấu hay thời tiết bất lợi. Liều lượng theo hướng dẫn từ nhà sảnxuất.

- Ngoài giải pháp bổ sung thuốc vào thức ăn để tăng cường sức khỏe tôm, nên kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn bổ sung hàng ngày, có thể giảm từ 30-50% hoặc không cho tôm ăn từ 1-2 ngày, sau đó tùy vào sức khỏe tình hình của tôm mà điều chỉnh cho phù hợp tránh thức ăn thừa làm giảm chất lượngnước.

- Duy trì chất lượng nước ổn định khi trong giai đoạn tôm bệnh và kết hợp với các biện pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước và tầm soát vi khuẩn vibrio trong nước và tôm để có kế hoạch xử lý điều cho hợplý.

Một phần của tài liệu SNN-CV-260-2020 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)