Thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐANG THEO HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33 - 34)

Để tiến hành khảo sát quy trình nghiên cứu định lượng được tiến hành qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về chất lượng giảng dạy có liên quan.

Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến của sinh viên và sự đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 sinh viên ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu và tiến hành hiệu chỉnh thang đo.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức.

Bảng câu hỏi khi đến tay đối tượng được phỏng vấn gồm 2 phần.

Phần thông tin khảo sát chính: Ở phần này các câu hỏi xoay quanh các yếu tố

tác động đến động lực học tập. Hình thức hỏi là khảo sát mức độ đồng ý của các bạn sinh viên về các mục hỏi. Các yếu tố được khảo sát trong phần này bao gồm: hành vi của giảng viên, định hướng mục tiêu học tập của sinh viên, môi trường học tập trong lớp, phương pháp giảng dạy của giảng viên và động lực học tập.

Để đo lường mức độ đồng ý của các bạn sinh viên, bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm, cụ thể như sau:

- Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý - Bậc 2: Không đồng ý

- Bậc 3: Trung dung (Không xác định được là đồng ý hay không) - Bậc 4: Đồng ý

- Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý

Phần thông tin cá nhân: Ở phần này sẽ bao gồm một số biến nhân khẩu học

như thông tin về giới tính, tuổi và thông tin chuyên ngành các bạn sinh viên theo học. Ngoài ra, còn có các thông tin hỗ trợ liên lạc sau khi thu thập như: số điện thoại và địa chỉ mail (đây là những thông tin không bắt buộc đối tượng nghiên cứu trả lời).

Một phần của tài liệu ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐANG THEO HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w